Hướng dẫn giải chi tiết bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh bộ sách mới Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Giải chi tiết:
Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh:
- Hoàn cảnh đất nước:
+ Sau khi hoàn thành cuộc xâm lược, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ để cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược ngày càng gay gắt.
+ Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp không thành công; cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc, đòi hỏi phải tìm con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc.
- Yếu tố quê hương:
+ Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống và văn hoá, hiếu học, người dân cần cù, chịu khó, nhiều sĩ phu yêu nước lãnh đạo các phong trào đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm.
+ Các nhà Nho xứ Nghệ đương thời đã tiếp xúc với sách báo mới, họ thường bàn luận về các phong trào yêu nước chống thực dân xâm lược và phong kiến tay sai.
- Yếu tố gia đình: Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, có nền nếp, giàu lòng thương người, trọng nghĩa khí.
Câu hỏi: Trình bày những nét cơ bản về tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Giải chi tiết:
Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh:
- Từ năm 1890- 1911:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở Nam Đàn, Nghệ An.
+ Sớm có tinh thần yêu nước, năm 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế ở Huế.
+ Cuối tháng 8/1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết (Bình Thuận), dạy học tại trường Dục Thanh.
+ Tháng 2- 1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn.
+ Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 – 1941:
+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.
+ Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
+ Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. Lê-nin.
+ Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
+ Từ năm 1921 đến tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp: tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, ...
+ Tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế,...
+ Từ tháng 11- 1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc với Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925),...
+ Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,...
+ Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô.
+ Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô trở lại Trung Quốc và hoạt động cách mạng ở đây.
+ Ngày 28- 1- 1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Từ năm 1941- 1945:
+ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
+ Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.
+ Tháng 8- 1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dẫn Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Từ năm 1945- 1969:
+ Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
+ Từ tháng 12- 1946 đến tháng 7- 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02 – 1951).
+ Từ tháng 7- 1954 đến tháng 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9- 1960), lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Ngày 2- 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Thủ đô Hà Nội.
Lập bảng tóm tắt những giai đoạn hoạt động của Hồ Chí Minh theo gợi ý bên vào vở:
Giai đoạn | Hoạt động |
1911- 1941 | ? |
1941- 1945 | ? |
1945- 1969 | ? |
Giải chi tiết:
Những giai đoạn hoạt động của Hồ Chí Minh:
Giai đoạn | Hoạt động |
1911- 1941 | - Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở Nam Đàn, Nghệ An. - Tháng 2- 1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. - Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. - Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động. - Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam. - Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. - Từ năm 1921 đến tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp: tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, ... - Tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế,... - Từ tháng 11- 1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc với Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925),... – Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,... - Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô. - Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô trở lại Trung Quốc và hoạt động cách mạng ở đây. - Ngày 28- 1- 1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. |
1941- 1945 | - Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). - Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. - Tháng 8- 1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dẫn Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. - Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. |
1945- 1969 | - Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài. - Từ tháng 12- 1946 đến tháng 7- 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02 – 1951). - Từ tháng 7- 1954 đến tháng 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9- 1960), lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh thống nhất nước nhà. - Ngày 2- 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Thủ đô Hà Nội. |
Sưu tầm câu chuyện kể về Bác Hồ học ngoại ngữ trong hành trình hoạt động cách mạng, sau đó giới thiệu với thầy, cô và các bạn cùng lớp.
Giải chi tiết:
Trong suốt hành trình hoạt động cách mạng đầy gian nan và thử thách của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Bác nhận ra rằng, để kết nối với các cộng sự quốc tế và tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Bác cần trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Bên cạnh những giờ phút làm việc mệt mỏi, Bác Hồ vẫn dành thời gian để trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Mỗi tối, sau khi hoàn thành công việc, Bác thường đọc vài trang tiểu thuyết. Việc đọc sách không chỉ giúp Bác giải trí và thư giãn đầu óc mà còn là cách để Bác học hỏi thêm về ngôn ngữ và văn hóa của các quốc gia khác. Bác đặc biệt yêu thích các tác phẩm của nhà văn Nga Lev Tolstoy, từ đó học hỏi cách viết và lập luận hiệu quả. Sau khi đọc sách, Bác thường tập viết những bài phóng sự bằng tiếng nước ngoài. Bác dành hẳn một giờ mỗi sáng, từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, để tập trung viết. Dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu, Bác cũng không bao giờ nản lòng.
Mặc dù điều kiện học tập hạn hẹp về thời gian và tài liệu, nhưng với sự kiên trì và quyết tâm phi thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc trong việc học ngoại ngữ. Bác có thể thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức và tiếng Nga. Bác sử dụng thành thạo những ngôn ngữ này để giao tiếp với các nhà lãnh đạo quốc tế, vận động sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam, và truyền bá thông điệp của dân tộc Việt Nam ra thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo về tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Bác đã chứng minh rằng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, việc học ngoại ngữ cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng và hữu ích. Nó không chỉ giúp chúng ta mở rộng kiến thức, giao tiếp hiệu quả mà còn là công cụ đắc lực để kết nối với thế giới và đạt được những mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.
Giải lịch sử 12 chân trời, giải bài 14: Khái quát về cuộc đời và lịch sử 12 CTST, giải lịch sử 12 chân trời sáng tạo bài 14: Khái quát về cuộc đời và