Hướng dẫn giải chi tiết bài 8 Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) sách mới Lịch sử 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
“Tôi sang đây, để lại vợ con bên ấy. Có vài lần, tôi trông thấy ai như vợ con tôi đang từ trong xóm ra bãi biển để nhận có mang ra chợ bán như hồi tôi còn ở làng bên ấy. Tôi muốn kêu to lên gọi tên vợ con tôi nhưng kêu sao nghe thấy được......”
Lời kể của người gác đèn biển trong một buổi chiều năm 1957 bên bờ bắc sông Bến Hải là nguồn cảm xúc để nhạc sĩ Hoàng Hiệp tạo nên giai điệu bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương. Để đi đến ngày đôi bờ Hiền Lương không còn chia cắt, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong hơn 20 năm với muôn vàn hi sinh, gian khổ.
Vậy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến này là gì?
Bài làm chi tiết:
Bối cảnh lịch sử:
Bối cảnh thế giới:
- Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây tiếp tục diễn ra ngày càng căng thẳng, phức tạp.
- Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đầu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển mạnh.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Bối cảnh trong nước:
- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị phân chia làm hai miền:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của cả nước.
+ Miền Nam, Mỹ thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á.
Các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: giai đoạn 1954- 1960, giai đoạn 1961- 1965, giai đoạn 19665- 1968, giai đoạn 1969- 1973, giai đoạn 1973- 1975.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc.
+ Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết, phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba dân tộc Đông Dương.
+ Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ, hoà bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.
+ Phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử:
Đối với Việt Nam:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến
đầu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế giới:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
- Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế ki XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
Câu hỏi: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).
Bài làm chi tiết:
Bối cảnh thế giới:
- Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây tiếp tục diễn ra ngày càng căng thẳng, phức tạp.
- Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đầu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển mạnh.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Bối cảnh trong nước:
- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị phân chia làm hai miền:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của cả nước.
+ Miền Nam, Mỹ thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954- 1960.
Bài làm chi tiết:
Nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954- 1960:
- Miền Bắc:
+ Từ năm 1954- 1957: Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
+ Từ năm 1958- 1960: Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
=> Việc hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thay đổi, tạo cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn tiếp theo, nhằm xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Miền Nam:
+ Năm 1954- 1958: Đấu tranh chính trị chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
+ Năm 1959- 1960: Phong trào Đồng Khởi.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến năm 1965.
Bài làm chi tiết:
- Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất:
+ Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 — 1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, sức mạnh của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa được tăng cường.
+ Miền Bắc tăng cường chỉ viện cho tiền tuyến miền Nam.
- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ:
+ Ở miền Nam, từ năm 1961, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Để thực hiện kế hoạch, Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, mở các cuộc hành quân càn quét lực lượng cách mạng.
+ Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi giáp công (chính trị, quân sự. binh vận) và giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến 1968.
Bài làm chi tiết:
- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ:
+ Từ giữa năm 1965, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ. Quân đội Mỹ mở hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” ở miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
+ Cả nước trực tiếp tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Trước tình hình mới, quân và dân miền Nam tiếp tục đầu tranh giành được những thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.
- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam:
+ Ngày 5-8- 1964, sau khi dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho không quân
đánh phá một số địa điểm ở miền Bắc.
+ Từ năm 1965, Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh ra miền Bắc lần thứ nhất.
+ Miền Bắc thực hiện tốt vai trò của hậu phương lớn, duy trì hoạt động sản xuất và chỉ viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973.
Bài làm chi tiết:
- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh "của Mỹ:
+ Từ năm 1969, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
+ Mỹ từng bước rút quân về nước nhưng vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, hỗ trợ quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân sang Cam-pu-chia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971).
+ Mỹ thực hiện các chính sách ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô đối với Việt Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
+ Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, quân dân miền Nam giành được những thắng lợi quan trọng trên cả ba mặt trận quân sự,
chính trị, ngoại giao.
- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội. chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, làm tròn nghĩa vụ hậu phương:
+ Tháng 4-1972 đến tháng 12-1972, Mỹ tiếp tục gây chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
+ Từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố ở miền Bắc.
+ Qua 12 ngày đêm chiến đấu, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
+ Trong những năm 1969- 1972, miền Bắc tiếp tục chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam và chiến trường Lào, Cam-pu-chia.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973- 1975.
Bài làm chi tiết:
- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục chỉ viện cho miền Nam:
+ Từ năm 1973, miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế- xã hội, tiếp tục chi viện cho miền Nam chống Mỹ và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
- Miền Nam đấu tranh chống “bình định- lấn chiếm”, tạo thế và lực tiễn tới
giải phóng hoàn toàn:
+ Từ tháng 3-1973, chính quyển Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng.
+ Quân và dân miền Nam tiến hành các cuộc đấu tranh chống “bình định- lấn chiếm”, đồng thời chủ động mở một số cuộc tiến công để mở rộng vùng giải phóng.
+ Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng
ở Đường 14 - Phước Long (6-1-1975).
+ Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975), Các chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975).
+ Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ miền Nam cùng các đảo và quần đảo hoàn toàn được giải phóng.
Câu hỏi: Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 tác động như thế nào đến lịch sử Việt Nam?
Bài làm chi tiết:
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với sự kiện Quân giải phóng miền Nam cắm cờ trên nóc dinh Độc vào ngày 30-4-1975, đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam là hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).
Bài làm chi tiết:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc.
+ Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết, phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba dân tộc Đông Dương.
+ Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ, hoà bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.
+ Phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).
Bài làm chi tiết:
Đối với Việt Nam:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến
đầu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế giới:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
- Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế ki XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 1: Vẽ trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Bài làm chi tiết:
Câu 2: Chọn và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ sau:
– Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn văn giới thiệu với thầy cô và bạn học về một tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở địa phương em.
– Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bài làm chi tiết:
Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn văn giới thiệu với thầy cô và bạn học về một tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở địa phương em.
Giới thiệu về anh hùng La Văn Cầu - Tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Hôm nay, em xin phép được giới thiệu với thầy cô và các bạn về một tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - anh hùng La Văn Cầu.
Sinh năm 1932 tại Cao Bằng, anh La Văn Cầu gia nhập quân đội năm 1949 và nhanh chóng khẳng định bản thân là một chiến sĩ dũng cảm, mưu trí. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, anh đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt và lập nhiều chiến công vang dội, tiêu biểu là trận đánh đồn Nà Ngần (1968).
Tại trận Nà Ngần, anh Cầu cùng đồng đội đã dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt hơn 200 lính Mỹ, góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân ta. Trong trận đánh này, anh bị thương nặng, mất đi cánh tay trái, nhưng với ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan, anh đã vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục chiến đấu và trở thành một huyền thoại trong quân đội.
Anh La Văn Cầu được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và nhiều huân, huy chương cao quý. Anh là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường và ý thức trách nhiệm cao cả.
Câu chuyện về anh La Văn Cầu là một nguồn động viên to lớn đối với thế hệ trẻ trong học tập và rèn luyện. Chúng ta cần noi theo tấm gương của anh để cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Viết một đoạn văn về luận điểm: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là “một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”.
Bài làm chi tiết:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những trang sử chói lọi nhất của dân tộc Việt Nam, đánh dấu mốc son vàng chói trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do trên thế giới. Đây là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc bởi những lý do sau:
1. Tầm quan trọng quốc tế:
Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc: Thắng lợi của Việt Nam đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, thúc đẩy sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa trên thế giới.
Góp phần vào cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân: Việt Nam trở thành điểm sáng chói lọi trong cuộc đấu tranh chung của nhân loại chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, góp phần làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức: Thắng lợi của Việt Nam khẳng định khả năng chiến thắng của các dân tộc nhỏ bé trước kẻ thù hùng mạnh, cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam: Sau chiến thắng, Việt Nam ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế, được bạn bè quốc tế ủng hộ và tôn trọng.
2. Tính thời đại sâu sắc:
Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc: Thắng lợi của Việt Nam là minh chứng cho tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.
Thể hiện sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc: Thắng lợi của Việt Nam là thành quả của sự đoàn kết toàn dân, thể hiện sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
Thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thắng lợi của Việt Nam là minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước: Sau chiến tranh, Việt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần tri ân những hy sinh to lớn của thế hệ cha ông, ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Giải Lịch sử 12 cánh diều, Giải bài 8 Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu Lịch sử 12 cánh diều, giải Lịch sử 12 cánh diều bài 8 Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu