Giải chi tiết chuyên đề Hóa học 12 Kết nối bài 4: Tái chế kim loại

Giải bài 4: Tái chế kim loại sách chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu: Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vậy, quy trình tái chế kim loại ( nhôm, sắt, đồng,…) trên thới giới và ở Việt Nam như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Quy trình chung tái chế kim loại gồm 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thu gom, phân loại phế liệu

Giai đoạn 2: Xử lí sơ bộ

Giai đoạn 3: Phối trộn phế liệu

Giai đoạn 4: Nấu chảy

Giải đoạn 5: Tinh chế

Giai đoạn 6: Đúc

Câu hỏi 1: Trình bày ý nghĩa của tái chế kim loại trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất?

Bài làm chi tiết:

Ý nghĩa của tái chế kim loại trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất:

 +Thứ nhất: Tiết kiệm tài nguyên. Sau một thời gian khai thác tài nguyên thiên nhiên thì trữ lượng khoáng sản ngày càng cạn kiệt, các quặng khai thác ngày càng ít đi, nên việc tái chế là cần thiết, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho các thế hệ về sau.

+Thứ hai: Tiết kiệm năng lượng. Quy trình tái chế kim loại ( quy trình thứ cấp) thường cho chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với quy trình sản xuất từ quặng( quy trình sơ cấp).

+Thứ ba: Bảo vệ môi trường. Quy trình tái chế kim loại thường sử dụng ít nhiên liệu hơn, phát thải khí nhà kính ít hơn và giảm thiểu sử dụng đất để chôn lấp phế liệu, bảo tồn hệ sinh thái… so với sản xuất kim loại từ quặng.

+Thứ tư: Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Nhiều nước trên TG đã quan tâm và đầu tư rất nhiều cho ngành tái chế kim loại, mang lại rất nhiều việc làm cho người lao động.

+Thứ năm: Thúc đẩy sử dụng công nghệ xanh và mô hình kinh tế tuần hoàn. Các nhà máy tái chế kim loại được trang bị công nghệ ngày càng tiên tiến để làm sạch khí thải. Công nghệ càng hiện đại thì kim loại ở phần tái chế sẽ chất lượng hơn.

Câu hỏi 2: So sánh một số ưu điểm nổi bật của sản xuất nhôm thứ cấp ( tái chế từ phế liệu) so với sản xuất nhôm sơ cấp ( sản xuất từ quặng bauxite).

Bài làm chi tiết:

So sánh một số ưu điểm nổi bật của sản xuất nhôm thứ cấp ( tái chế từ phế liệu) so với sản xuất nhôm sơ cấp ( sản xuất từ quặng bauxite):

Sản xuất nhôm thứ cấp: Nguyên liệu lấy từ việc tái chế phế liệu, giúp tiết kiệm được tài nguyên. Mức tiêu hao năng lượng tốn ít hơn rất nhiều so với sản xuất nhôm mới, năng lượng tiêu tốn ít hơn nên chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Việc tái chế lại cũng giảm thiểu ô nhiễm môi trường hơn.

Sản xuất nhôm sơ cấp: Nguyên liệu lấy từ quặng bauxite, để khai thác được quặng bauxite biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, phát thải ra rất nhiều khói bụi độc hại cho cả môi trường và con người.

Hoạt động: Tìm hiểu ảnh hưởng của quy trình tái chế kim loại thủ công với môi trường và sức khỏe người dân ở một số làng nghề tái chế.

Bài làm chi tiết:

Để lại hệ luỵ rất lớn tới môi trường và hệ sinh thái quanh khu vực đó. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước,…

Hoạt động tái chế các làng nghề thường tự phát, quy mô bé, không có quy trình khoa học.

Xử lý chất thải còn kém, không có biện pháp khoa học.

Đồ bảo hộ lao động là rất cần thiết nhưng những người làm công việc này lại không có đồ bảo hộ, tổn hại sức khỏe một cách nặng nề.

Em có thể: Phân loại các loại chất thải rắn chứa kim loại phục vụ cho mục đích tái chế. Tuyên truyền về ý nghĩa của tái chế kim loại với sự sống trên Trái Đất.

Bài làm chi tiết:

Các loại chất thải rắn chứa kim loại phục vụ cho mục đích tái chế là vỏ lon bia, bao bì nhôm, đồ dùng nhà bếp bằng kim loại, các loại vật dụng như kéo sắt, …

Ngày nay, việc tái chế rác thải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên. Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên bằng việc tái chế kim loại, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường là vô cùng ý nghĩa.

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề hóa học 12 kết nối tri thức, Giải bài 4: Tái chế kim loại SGK chuyên đề hóa học 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 4: Tái chế kim loại

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net