Giải chi tiết chuyên đề Toán 12 KNTT chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

Giải chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam chuyên đề Toán 12 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu: 

A person in a red robe and a black hat

Description automatically generated

Hai hoạt động trong các hình 1, 2 liên quan đến thực hành tín ngưỡng, tôn giáo mà em thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Theo em, hai hoạt động trên có điểm gì khác nhau? Ở Việt Nam có những tín ngưỡng và tôn giáo nào? Những biểu hiện của các tín ngưỡng, tôn giáo đó ra sao?

Bài làm chi tiết:

Điểm khác nhau giữa hai hoạt động trên là: 

  • Thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường tập trung vào việc tôn vinh tổ tiên. 
  • Lễ chùa đầu năm thường là nơi sùng bái tôn giáo, tín ngưỡng nào đó và gặp gỡ cộng đồng. 

Ở Việt Nam có những tín ngưỡng và tôn giáo:

  • Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Hùng Vương, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng làng, thờ anh hùng dân tộc,...
  • Tôn giáo: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo,...

Những biểu hiện của các tín ngưỡng, tôn giáo đó là: cúng dường, tu tập, lễ hội, thánh lễ và hoạt động từ thiện. Điều này thể hiện sự đa dạng và sâu sắc của văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam.

I. KHÁI LƯỢC TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

Câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. 

Bài làm chi tiết:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

II. MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM 

1. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

Câu hỏi: Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa,...

Bài làm chi tiết:

Thờ cúng tổ tiên hoặc tổ họ là một nét văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin về việc thực hiện thờ cúng tổ tiên ở gia đình Việt Nam: 

- Thời gian: Ngày 12/6 âm lịch 

- Địa điểm: Tại nhà em

- Thành phần tham dự: Các thành viên trong gia đình em.

- Các nghi thức chính: Các nghi thức thường bao gồm:

  • Dọn dẹp và trang trí bàn thờ: Trước khi bắt đầu, gia đình sẽ dọn dẹp và trang trí bàn thờ với hoa quả, nến và các vật phẩm linh thiêng khác.
  • Lễ cúng: Gia đình sẽ đốt hương và cúng thức cúng như hoa quả, bánh trái cây, cơm, rượu, vàng và bạc.
  • Lời mong ước: Thường có các lời cầu nguyện, lời khen ngợi và cầu mong ước cho sự an lành và hạnh phúc của tổ tiên hoặc tổ họ và gia đình.

- Ý nghĩa: Thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa rất sâu sắc trong văn hóa Việt Nam. Đó không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng và tri ân của thế hệ sau đối với tổ tiên, mà còn là cơ hội để gia đình sum họp, tạo ra sự đoàn kết và gắn bó. Nó cũng giúp duy trì và phát triển các giá trị truyền thống và tinh thần cộng đồng.

Câu hỏi: Thông qua thực hành, trải nghiệm thực tế, kết hợp khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày nguồn gốc, biểu hiện thực hành và giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Quốc Tổ Hùng Vương.

Bài làm chi tiết:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

- Nguồn gốc: Có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc. Về sau, với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, tín ngưỡng này được củng cố và bổ sung những nhân tố mới.

- Biểu hiện thực hành: Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình ở Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt vào dịp ngày dỗ, ngày lễ, Tết, … Ngoài phạm vị gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn mở rộng trong làng xã (thờ tổ làng, tổ nghề) và cả nước.

- Giá trị nhân văn: Đây là một tín ngưỡng tốt đẹp thể hiện sự biết ơn, công sinh thành, nuôi dưỡng của thế hệ trước.

Tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương:

- Nguồn gốc: khởi nguồn từ tục thờ thần tự nhiên, về sau có thờ các Vua Hùng. Từ thời vua Lê Thánh Tông, lễ hội Đền Hùng được coi là lễ tế cấp quốc gia. Từ năm 1917, vua Khải Định chính thức lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch làm ngày tế lễ chính. Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).

- Biểu hiện thực hành: Lễ dâng hương tại Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng; lễ rước kiệu của các làng: Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích. Sau lễ tế, diễn ra hát Xoan (ở Đền Thượng), hát Ca trù (ở Đền Hạ) và nhiều trò chơi dân gian khác.

- Giá trị nhân văn: Lễ hội Đền Hùng được xem là lễ hội đặc biệt quan trọng của dân tộc Việt Nam, nhằm thể hiện ý thức hướng về nguồn cội, phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

2. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam?

Bài làm chi tiết:

- Những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu: 

+ Thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau (thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần) cùng với những ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc.

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện triết lí tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng song đều nằm trong hai hệ thống: Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

+ Đây là tín ngưỡng chứa đựng giá trị văn hoá nghệ thuật phong phú, thể hiện tính đặc sắc trong văn hoá bản địa Việt Nam.

- Nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam vì: tín ngưỡng này phản ánh sâu sắc tinh thần dân tộc Việt, thể hiện triết lí tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.

Câu hỏi: Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa phương em sinh sống hoặc địa phương khác.

Bài làm chi tiết:

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội:

Ở Hà Nội tập trung khá nhiều địa điểm thờ Mẫu nổi tiếng như: Phủ Tây Hồ (Tây Hồ), đền Mẫu Thoải, đền Rừng (Long Biên), đền Ghềnh (Gia Lâm), đền Ông Hoàng Bơ (Nam Từ Liêm)… bên cạnh đó còn rất nhiều điện thờ tư gia trên khắp các quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Với mục đích tôn vinh di sản độc đáo này, Bảo tàng Hà Nội đã đưa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu vào giới thiệu trong trưng bày thường xuyên với tư cách là một tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa bản địa.

  A group of people in a shrine

Description automatically generated

Hình anhr một buổi hầu đồng ở điện thờ tư gia Nguyễn Ngọc Vinh (Sơn Tây, Hà Nội)

Nghi thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu còn được gọi là hầu. Hầu có 2 dạng: hầu bóng và hầu đồng.Hầu bóng là nghi thức thờ cúng đơn thuần, người hầu thực hiện các nghi lễ theo một trình tự bài bản từ xưa để lại. Hầu đồng, diễn ra theo các trình tự như hầu mát, nhưng được quan niệm là người hầu đã có phần hồn của các vị Thánh Linh giáng vào, nhập vào. Bài này chỉ viết về các thủ tục, lễ nghi, nghi thức hầu mát ở các đền thờ Thánh Mẫu.  

Trong đền thờ Thánh Mẫu thì đứng đầu là Mẫu Đệ Nhất (công chúa Liễu Hạnh) tiếp đến là Mẫu Đệ Nhị, Mẫu Đệ Tam… tiếp đến các Chầu (tức là các Mẫu thuộc các dân tộc thiểu số anh em),từ Chầu Bà đến Chầu Bé, 12 Chầu. Sau 12 Chầu là 12 quan lớn cũng theo thứ tự Quan Lớn Đệ Nhất, Đệ Nhị…Sau 12 Quan Lớn là 12 ông Hoàng, theo thứ tự Hoàng Nhất, Hoàng Đôi, Hoàng Bảy, Hoàng Mười…

3. TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG

Câu hỏi: Nêu những nét cơ bản về đối tượng thờ cúng và lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt. Tín ngưỡng này có giá trị như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Những nét cơ bản về đối tượng thờ cúng và lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt:

- Về đối tượng thờ cúng: Nhiên thần và nhân thần:

  • Nhiên thần: các vị thần có nguồn gốc tự nhiên như thần núi Tản Viên, thần Bạch Thạch, ...
  • Nhân thần: là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa (Bà Trưng, Bà Triệu, ...); tổ nghề (người có công truyền dạy cho dân làng 1 nghề thủ công nào đó); người có công khai phá lập làng, ...

- Về lịch sử Phát triển: xuất hiện ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc và từng bước phát triển thành tín ngưỡng mang đặc trưng riêng của người Việt Nam.

  • Từ thời Lý – Trần, các vua đều sắc phong cho vị thần bảo hộ kinh đô Thăng Long là Thành hoàng Đại vương. 
  • Thời Lê sơ, triều đình cũng cho lập đàn thờ Thành hoàng cùng với đàn tế các vị thần: Gió, Mây, Mưa, Sấm. 
  • Từ thời Lê trung hưng, tục thờ Thành hoàng có quy định riêng và ngày càng phổ biến trong các làng xã.

- Giá trị của tín ngưỡng thờ Thành hoàng: thể hiện lòng biết ơn những người có công, phản ánh ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã và tinh thần đoàn kết cộng đồng của nhân dân các địa phương.

Câu hỏi: Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ở địa phương em hoặc địa phương khác.

Bài làm chi tiết:

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ở làng quê Bắc Bộ:

- Đình là nơi thờ Thành hoàng làng. Đình vừa là không gian văn hóa, vừa là không gian tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời là đơn vị cơ quan hành chính làng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. 

- Việc thờ cúng Thành hoàng được diễn ra thường xuyên thông qua việc thắp đèn, hương hằng ngày. Ngoài ra, việc cúng lễ được thực hiện vào các ngày Sóc, Vọng hằng tháng, trong những ngày tiết nạp bốn mùa, lễ giao thừa, Tết Nguyên đán, hay những ngày trong làng có ma chay, cưới hỏi, người đỗ đạt, xây dựng công trình chung… dân làng vẫn ra đình cúng lễ để báo cáo, tạ ơn hay kêu cầu sự chở che của Thành hoàng cho cuộc sống của cá nhân, gia đình và cả làng được bình yên và phồn thịnh. 

- Lễ hội làng được coi là ngày giỗ của cả làng, hay còn gọi là ngày Thần kỵ:

  • Nghi lễ tế Thành hoàng làng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ được quy định rất chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ việc chọn người chủ tế, bồi tế, các người xướng, y phục, các động tác cũng được quy định rõ ràng trong điển lễ của làng và người thực hiện lễ tế phải thực hiện các động tác đúng như quy định. 
  • Đồng thời với tế và lễ, người dân còn tổ chức rước Thành hoàng, với ý muốn đưa thần đi thăm thú làng quê, khoe với thần những công việc tốt đã làm được. 
  • Trong buổi rước, người dân còn diễn lại những công trạng của Thành hoành làng đã làm đối với làng. Đó chính là thế hiện sự biết ơn sâu sắc, lòng tôn kính và sự nhớ nhung khôn nguôi với người có công với làng, với nước - một nét đẹp trong đạo Hiếu của người Việt ở các làng đồng bằng Bắc bộ.

- Trong lễ tế Thành hoàng làng, phần lễ và phần hội là một tổng thể:

  • Lễ là phần tôn giáo, biểu hiện những giá trị đạo đức sâu lắng nhất của người dân mỗi làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ. Phần lễ gồm một hệ thống hành vi biểu hiện sự tôn kính, biết ơn, sự mong cầu của người dân đối với Thành hoàng làng. Văn tế được viết bằng chữ Hán. Hiện nay, văn tế của nhiều làng vùng đồng bằng Bắc bộ viết bằng chữ Quốc ngữ. 
  • Sau nghi lễ rước và tế Thành hoàng là phần hội với các cuộc thi, trò diễn, trò chơi dân gian, hội thi nấu ăn. Các cuộc thi, trò chơi dân gian trong lễ hội bao giờ cũng có nội dung gắn với lịch sử của làng, mô tả lại sự tích hay chiến tích của Thành hoàng, ca ngợi vẻ đẹp của làng…

4. TÍN NGƯỠNG THỜ ANH HÙNG DÂN TỘC

Câu hỏi: Nêu những nét chính về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của người Việt Nam.

Bài làm chi tiết:

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện sự biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, là  việc thờ phụng và ghi nhận vai trò của những người có đóng góp trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ...

- Nơi thờ tự các anh hùng dân tộc trải dài khắp đất nước với nhiều tên gọi khác nhau là đền, miếu, nhà thờ, khu tưởng niệm,..

- Thời gian: thường được thực hiện vào ngày giỗ của các vị anh hùng và dịp mùa xuân, mùa thu trong năm.

- Giá trị của tín ngưỡng: giúp các thế hệ sau thể hiện lòng biết ơn tiền nhân, giúp họ biết noi gương các bậc anh hùng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước hiện nay.

Câu hỏi: Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về tín ngưỡng thờ một vị anh hùng dân tộc.

Bài làm chi tiết:

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt:

Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là một danh tướng đời nhà Lý. Ông là người đã có công lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống vào năm 1075 - 1077. Ông được biết đến là một trong 14 vị tướng tài, anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.

Ngôi đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt trên mảnh đất thiêng xưa kia nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Đây là một trong những ngôi đền cổ ở Thanh Hóa, dù trải qua hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ với nhiều chứng tích lịch sử, văn hóa lớn.

Đền được xây dựng theo kiến trúc nhà 5 gian, 2 chái. Mái đền được lợp ngói âm dương, cột kèo và các “vì” trong đền được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết hoa văn về các linh vật như: Long, Ly, Quy, Phụng; thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá… Xung quanh là các công trình phụ trợ, cây cổ thụ, vườn hoa, cây cảnh… Gian chính giữa của ngôi đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt lúc nào cũng nghi ngút khói hương.

A building with a fence and stairs

Description automatically generated
Hình ảnh ngôi đền cổ thờ Thái úy Lý Thường Kiệt ở xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

III. MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

1. NHO GIÁO

Câu hỏi: Nho giáo sau khi được truyền bá vào Việt Nam đã được tiếp nhận, sáng tạo như thế nào?

Bài làm chi tiết:

- Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và đã có quá trình được tiếp nhận, phát triển trải qua nhiều thời kì thăng trầm của lịch sử. Trong suốt thời Bắc thuộc, Nho giáo từng bước được truyền bá vào Giao Chỉ cùng với Phật giáo và Đạo giáo (khoảng thế kỉ đầu Công nguyên).

- Đến thời Lý, triều đình đã cho xây dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử. 

- Thời Trần, Nho học phát triển khá mạnh, Quốc Tử Giám được mở rộng,

- Thời Lê sơ, Nho giáo được độc tôn và ở một mức độ nhất định đã mang màu sắc tôn giáo.

- Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn xây dựng Văn Miếu ở kinh đô Phú Xuân,  phát triển giáo dục Nho học mang tính hệ thống.

- Từ đầu thế kỉ XX, Nho giáo suy tàn cùng với sự chấm dứt của nền giáo dục, khoa cử thời quân chủ. Xu hướng phê phán những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu của Nho giáo diễn ra ngày càng mạnh, dù ảnh hưởng của nó trong xã hội vẫn khá lớn.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài học và trải nghiệm thực tiễn của em, hãy phân tích những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hoá- xã hội Việt Nam hiện nay.

Bài làm chi tiết:

Những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hoá - xã hội Việt Nam hiện nay là:

- Tư tưởng và giáo lý: Tư tưởng Nho giáo vẫn còn được coi trọng trong các gia đình và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển đạo đức con người.

- Gia đình và xã hội: Nho giáo coi trọng gia đình và vai trò của người đàn ông, người phụ nữ, con cái và hòa thượng trong xã hội. Những giá trị truyền thống như tôn kính cha mẹ, sự hiếu thảo và lòng thành đối với người khác vẫn được coi trọng và duy trì trong các gia đình và xã hội hiện nay.

- Nghệ thuật và văn hóa: Nho giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật, văn hóa và kiến trúc của Việt Nam. Các công trình kiến trúc như đình làng, chùa miếu thường mang dáng vẻ và nét đặc trưng của Nho giáo. Nét văn hóa truyền thống như hát tuồng, đạo ca, và nghi lễ tôn giáo cũng thường mang dấu ấn của Nho giáo.

- Giáo dục: Nho giáo từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Tư tưởng Nho giáo về sự tôn trọng tri thức, đạo đức và lòng thành vẫn được thể hiện trong các giáo trình và quy định giáo dục.

- Lễ hội và nghi lễ: Các lễ hội và nghi lễ truyền thống như lễ hội đền Hùng, lễ hội Đoan Ngọ, lễ hội Trùng Khánh... thường mang tính chất tín ngưỡng và nghi lễ của Nho giáo. Các hoạt động lễ hội thường kết hợp giữa tín ngưỡng, văn hóa và giáo dục truyền thống.

2. PHẬT GIÁO

Câu hỏi: Qua hoạt động tham quan, trải nghiệm ở một ngôi chùa cụ thể, kết hợp với khai thác thông tin trong mục, hãy chỉ ra một số biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hoá- xã hội của người Việt Nam hiện nay.

Bài làm chi tiết:

 Qua hoạt động tham quan, trải nghiệm ở một ngôi chùa cụ thể, kết hợp với khai thác thông tin trong mục, em rút ra một số biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hoá- xã hội của người Việt Nam hiện nay là:

- Chùa là nơi thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến tham quan, hành lễ vào các dịp tuần rằm, lễ, tết để cầu mong sự an nhiên, thanh tịnh.

- Nhiều giá trị đạo đức của Phật giáo đã trở thành chuẩn mực trong đời sống tình cảm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của nhân dân như lối sống hướng thiện, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Các hoạt động từ thiện, xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức thường xuyên như: tiến hành quyên góp, cứu trợ đồng bào khi bị thiên tai; xây dựng các trường lớp, nhà dưỡng lão, …

Câu hỏi: Vì sao nói: Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành với lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Bài làm chi tiết:

Nói “Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành với lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” vì:

  • Tinh thần nhân quả và lòng nhân từ trong Phật giáo thúc đẩy những hành động hòa bình và xây dựng, đồng thời khuyến khích sự tự trọng và trách nhiệm đối với cộng đồng. 
  • Giáo lý Phật giáo cũng nhấn mạnh vai trò của lòng yêu nước và tôn trọng đất nước. Các vị Phật thường được thần thoại và tôn vinh như những vị bảo hộ và là biểu tượng của sự thịnh vượng và hòa bình cho đất nước. 
  • Do đó, Phật giáo Việt Nam thường tham gia vào các hoạt động xã hội và vì lợi ích chung của cộng đồng, cùng với việc gìn giữ và phát triển văn hóa, truyền thống Việt Nam.

3. ĐẠO GIÁO

Câu hỏi: Trình bày những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống văn hóa - xã hội qua các thời kỳ lịch sử.

Bài làm chi tiết:

Những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống văn hóa - xã hội qua các thời kỳ lịch sử

- Khoảng cuối thế kỉ II, Đạo giáo được truyền bá vào Việt Nam. 

- Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian. 

- Đến thời quân chủ, các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đều coi trọng các đạo sĩ. 

- Thời Lý – Trần, Đạo giáo là một trong “Tam giáo”, song hành cùng với Phật giáo và Nho giáo.

- Từ thời Lê trung hưng, Đạo giáo bắt đầu suy thoái, những đạo quán dần trở thành chùa, bên cạnh tượng các thánh của Đạo giáo còn có thêm tượng Phật. 

- Đầu thế kỉ XX, các đàn cầu Tiên (gọi là thiện đàn) còn được xây dựng ở nhiều nơi.

- Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam vẫn có ảnh hưởng ít nhiều trong đời sống xã hội. Những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống – xã hội hiện nay như: Đạo giáo có sự giao thoa và ảnh hưởng tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng.

4. CƠ ĐỐC GIÁO

Câu hỏi: Trình bày những biểu hiện của Cơ đốc giáo trong đời sống văn hóa- xã hội của nhân dân Việt Nam.

Bài làm chi tiết:

Những biểu hiện của Cơ đốc giáo trong đời sống văn hóa- xã hội của nhân dân Việt Nam: Công giáo và Tin Lành là hai hệ phái phổ biến ở Việt Nam: 

- Biểu hiện của Công giáo:

+ Hoạt động thờ Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh thánh do cá nhân hoặc nhóm thực hiện. Hằng tuần, các tín đồ đến nhà thờ để cùng cầu nguyện, nghe giảng về Kinh thánh,...

+ Thực hành những điều luật của Kinh thánh hoặc lời răn dạy của Chúa trong đời sống, ...

+ Tổ chức các ngày lễ liên quan đến cộng đồng Công giáo, như: lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh,...

- Biểu hiện của đạo Tin Lành: luôn chú trọng đến việc truyền giáo, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện, nhân đạo, như: cứu trợ cho đồng bào thuộc khu vực bị thiên tai, bão lũ; tổ chức các đoàn y tế để khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo,…

5. MỘT SỐ TÔN GIÁO KHÁC

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về một số tôn giáo ở Việt Nam.

Bài làm chi tiết:

Ở Việt Nam còn có một số tôn giáo bản địa khác được hình thành và công nhận như: đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo,... 

- Đạo Cao Đài: 

  • Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại tỉnh Tây Ninh, do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở Nam Bộ. 
  • Đạo Cao Đài hình thành trên cơ sở kết hợp tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ.
  • Biểu hiện: Thực hành lối sống đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tu luyện trong quá trình hành đạo theo “tam công”.  Duy trì các lễ hội được sáng tạo trên nền tảng văn hoá dân tộc, gồm: lễ vía Đức Chí Tôn (ngày 9 tháng Giêng) và lễ hội Yến Diêu Trì Cung (ngày 15 tháng Tám âm lịch), ...

-  Phật giáo Hoà Hảo

  • Phật giáo Hoà Hảo ra đời ở Nam Bộ từ năm 1939. 
  • Phật giáo Hoà Hảo được khai sáng trên nền tảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và lấy Tịnh độ tông làm căn bản tu hành. 
  • Về tổ chức, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo chia làm hai cấp: cấp toàn đạo có tên gọi là Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hoà Hảo; cấp cơ sở (xã, phường thị trấn) là Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo cơ sở. 

- Hồi giáo

  • Đạo Islam ra đời ở bán đảo A-rập vào đầu thế kỉ VII, khi truyền bá vào Việt Nam được gọi là đạo Hồi (Hồi giáo).
  • Hồi giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ X. 
  • Cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam có dòng khác nhau: Chăm I-xlam và Chăm Bà-ni.
  • Trong đời sống văn hoá- xã hội của người Chăm, Hồi giáo có những biểu hiện như: Thực hành những điều mà A-la răn dạy các tín đồ Hồi giáo được làm và không được làm như: bố thí rộng rãi cho người nghèo, không giết người, không ngoại tình, ... Duy trì các nghi lễ vòng đời đậm màu sắc Hồi giáo của người Chăm, bao gồm nghi lễ trong các giai đoạn: sinh ra, trưởng thành và qua đời. Tổ chức các nghi lễ tôn giáo gắn với các hình thức sinh hoạt cộng đồng như: lễ hội Ra-ma-dan, lễ hành hương đến Thánh địa Mecca (A-rập Xê-út),…

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy về các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam (nguồn gốc, biểu hiện trong đời sống văn hoá- xã hội hiện nay).

Bài làm chi tiết:

Sơ đồ các loại hình tín ngưỡng tiêu biểu ở Việt Nam:

A close-up of a list of text

Description automatically generated

Sơ đồ các tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam:

A close-up of a blue and white page

Description automatically generated

Câu 2: Thông qua hoạt động trải nghiệm và tìm hiểu thực tế, hãy lập hồ sơ thư mục về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (theo gợi ý dưới đây vào vở):

Tên loại hình 

Đặc trưng cơ bản (về đối tượng thờ cúng, thực hành nghi lễ, ...)

Cơ sở thờ tự, nhà thờ, di tích tiêu biểu có liên quan

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

?

?

Tín ngưỡng thờ Mẫu

?

?

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng 

?

?

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc

?

?

Phật giáo

?

?

Nho giáo

 

?

Đạo giáo

?

?

Công giáo

?

?

Tin lành

?

?

Bài làm chi tiết:

Tên loại hình 

Đặc trưng cơ bản (về đối tượng thờ cúng, thực hành nghi lễ, ...)

Cơ sở thờ tự, nhà thờ, di tích tiêu biểu có liên quan

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tôn vinh tổ tiên, tổ phụ, tổ mẫu; cúng đường, cúng vía; thực hiện các nghi lễ như lễ cúng gia tiên, lễ hội tết nguyên đán

Thờ ông bà cha mẹ các thế hệ trước

Tín ngưỡng thờ Mẫu

Tôn vinh Mẫu, người mẹ của dân tộc; cúng dường, hát bài chầu Mẫu, múa lân; lễ hội tôn vinh Mẫu

Đền Mẫu Âu Cơ, Thờ Bà Chúa Xứ, ...

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng 

Tôn vinh các vị thành hoàng, anh hùng của làng; cúng dường, lễ hội tôn vinh các vị thành hoàng

Đình Chèm, Đình Thoại Ngọc Hầu, ...

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc

Tôn vinh các anh hùng, anh hùng dân tộc; cúng dường, lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc

Đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Hưng Đạo, ...

Phật giáo

Có đặc trưng trong việc tôn vinh Đức Phật và các vị Bồ tát, thực hành như tu tập, cúng dường, và tu học kinh điển. Tư tưởng nhân quả, lòng từ bi và sự giản dị là những giá trị cốt lõi. Các di tích như chùa, tự, ni viện là nơi tâm linh quan trọng và đóng vai trò trong đời sống tinh thần của người dân.

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông (Quảng Ninh), chùa Thiên Mụ, ...

Nho giáo

Nho giáo ở Việt Nam tập trung vào tôn trọng gia trưởng, đạo đức và sự hòa hợp trong xã hội. Triết lý nhân sinh và nguyên lý "nhân quả" là những đặc trưng quan trọng. Các đình, miếu là nơi linh thiêng thực hành cúng dường và tu học. 

Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương), ..

Đạo giáo

Đạo giáo ở Việt Nam tôn vinh các vị thiên đạo, thánh nhân và tu tâm theo triết lý Đạo. Tín đồ thường thực hiện các nghi lễ, cúng dường tại đền thờ, miếu. Phong tục truyền thống như lễ hội Đạo, cúng tiến thần lễ, tạo nên bầu không khí tâm linh, góp phần giữ gìn và phát triển tinh thần Đạo giáo.

Chùa Mui (Hà Nội), Trấn Vũ quán (Hà Nội), ...

Công giáo

Công giáo ở Việt Nam tôn vinh Thiên Chúa và các thánh tử đạo. Tín đồ thường thực hiện các nghi lễ như thánh lễ, cầu nguyện tại nhà thờ, giáo xứ. Các lễ kính như lễ Chúa nhật, lễ Thánh rất phổ biến. Nhà thờ và các trung tâm tôn giáo là nơi tập trung của cộng đồng Công giáo, cũng như là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo và xã hội.

Nhà thờ Đức Bà, nhà Thờ Phát Diệm (Ninh Bình), Nhà thờ Tân Định (TP Hồ Chí Minh), ...

Tin lành

Đạo Tin Lành luôn chú trọng đến việc truyền giáo, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện, nhân đạo. 

Nhà thờ Lớn, Trung tâm Tin Lành Tôn Đức Thắng, ...

 

 

VẬN DỤNG

Yêu cầu: Trên cơ sở trải nghiệm của bản thân và sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo hoặc internet, chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau đây:

Câu 1: Viết một bài giới thiệu về một trong những tín ngưỡng hoặc tôn giáo mà em có ấn tượng nhất với chủ đề “Đi tìm mạch nguồn văn hoá của dân tộc”.

Bài làm chi tiết:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu của văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, tôn vinh tổ tiên đã trở thành một nét đặc trưng sâu sắc, thấm đẫm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Đây không chỉ là sự kính trọng và tri ân đối với tổ tiên, mà còn là cách thể hiện lòng biết ơn và liên kết giữa các thế hệ trong gia đình và cộng đồng.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện qua các hoạt động cúng dường, lễ hội và các nghi lễ tâm linh được tổ chức đều đặn trong năm. Mỗi gia đình thường có một bàn thờ tổ tiên được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt và được cúng dường đều đặn. Những ngày lễ quan trọng như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và Tết Hạ Nguyên thường là những dịp lễ cúng tổ tiên được tổ chức trọng thể, kết hợp với các nghi lễ truyền thống và hoạt động văn hóa.

Bên cạnh đó, các miếu, đình, đền thờ cũng là nơi linh thiêng, thường được xây dựng và duy trì bởi cộng đồng dân làng để thờ cúng tổ tiên và các vị thần bảo hộ. Những địa điểm này không chỉ là nơi thể hiện sự tôn kính và sự gìn giữ truyền thống của dân tộc mà còn là điểm đến du lịch, học hỏi về văn hóa và tâm linh dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt Nam, là nền tảng tinh thần đồng hành, liên kết các thế hệ và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đất nước.

Câu 2: Thiết kế một tấm pa-nô hoặc báo tường về chủ đề “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” hoặc “Công giáo Việt Nam- sống phúc âm giữa lòng dân tộc” theo cách tiếp cận riêng của em. 

Bài làm chi tiết:

Gợi ý thiết kế báo tường về chủ đề “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”:

Ý tưởng thiết kế báo tường về chủ đề “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” có thể bao gồm các nội dung sau:

- Bài viết chính về lịch sử và vai trò của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam: Trình bày các sự kiện và diễn biến lịch sử mà Phật giáo đã góp phần và đồng hành cùng dân tộc Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại.

- Phong cảnh linh thiêng của các chùa, tự, ni viện: Hiển thị hình ảnh đẹp mắt và tâm linh của các ngôi chùa, tự, ni viện trải dài từ Bắc vào Nam, là nơi linh thiêng và gắn kết với tâm hồn dân tộc.

- Những hình ảnh về nghi lễ và hoạt động tâm linh: Cung cấp hình ảnh về các nghi lễ, hoạt động tâm linh như cúng dường, lễ hội, tu tập, giáo lý, thảo luận triết học Phật giáo.

- Những hoạt động từ thiện và hướng về cộng đồng: Tập trung vào các hoạt động từ thiện của các tổ chức Phật giáo như cung ứng thực phẩm, y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cộng đồng nghèo.

- Phật giáo trong cuộc sống hiện đại: Phản ánh về vai trò và ý nghĩa của Phật giáo trong cuộc sống hiện đại, nhấn mạnh vào việc áp dụng triết lý Phật giáo vào việc sống và giải quyết những vấn đề xã hội.

- Tâm hồn và sự thanh bình từ Phật giáo: Phác họa hình ảnh về tâm hồn và sự bình an mà Phật giáo mang lại cho người tâm linh, qua các bức tranh, hình ảnh đẹp và những câu chuyện đầy ý nghĩa.

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Toán 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam SGK chuyên đề Toán 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề Toán 12 kết nối chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net