1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước vào thời gian nào?
- A. tháng 5/1975.
- B. tháng 9/1975.
C. tháng 7/1976.
- D. tháng 12/1976.
Câu 2: Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI đã diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Ngày 24/6/1976 đến 3/7/1976.
- B. Ngày 26/4/1976 đến 3/7/1976.
- C. Ngày 24/6/1976 đến 7/7/1976.
- D. Ngày 3/6/1976 đến 24/6/1976.
Câu 3: Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?
- A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
- B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.
C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
- D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước.
Câu 4: Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976) đã quyết định tên nước là
- A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Việt Nam Cộng hòa.
- D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam.
Câu 5: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã
- A. đề ra chủ trương giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- B. đề ra đường lối đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- D. đề ra kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội.
Câu 6: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau 1975 là gì?
- A. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá.
- C. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.
- D. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
Câu 7: Tháng 12/1978, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ:
- A. biên giới phía Bắc.
B. biên giới Tây Nam.
- C. biên giới phía Tây.
- D. biên giới phía Đông.
Câu 8: Tháng 2/1979, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ:
A. biên giới phía Bắc.
- B. biên giới phía Nam.
- C. biên giới phía Tây Nam.
- D. biên giới phía Đông.
Câu 9: Kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới mang tính chất của nền kinh tế:
- A. tự cấp tự túc.
- B. quan liêu bao cấp.
- C. hàng hoá tự do.
D. hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước.
Câu 10: Đường lối đổi mới đất nước được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
- A. Đại hội V (1982).
- B. Đại hội VI (1990).
- C. Đại hội V (1986).
D. Đại hội VI (1986).
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước (1975)?
- A. Là căn cứ địa cách mạng của cả Nước.
- B. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Lào.
- C. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Campuchia.
D. Là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
Câu 2: Sự kiện nào dưới đánh dấu mốc hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976).
- B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngày 25/4/1976.
- C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn (11/1975).
- D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh thuận lợi của cách mạng nước ta sau năm 1975?
A. Đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
- B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất về lãnh thổ.
- C. Uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
- D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 4: Thành tựu về giáo dục trong giai đoạn 1976-1980 là gì ?
- A. Số người đi học thuộc các đối tượng giảm mạnh theo từng năm.
B. Hệ thống giáo dục từ mầm non phổ thông đến đại học đều phát triển.
- C. Xóa bỏ được nền văn hóa phản động của chế độ thực dân.
- D. Xây dựng nền văn hóa mới của cách mạng.
Câu 5: Trong giai đoạn 1976 – 1986, Việt Nam vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa thực hiện cuộc đấu tranh:
A. bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam.
- B. bảo vệ tổ quốc ở biên giới Đông Bắc và Tây Bắc.
- C. chống lại sự xâm nhập của tập đoàn Khơme đỏ.
- D. chống lại sự tấn công của Trung Quốc ở phía Tây Nam.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đường lối đổi mới về chính trị của Đảng?
A. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực.
- B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- C. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết giữa các dân tộc.
Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đường lối đổi mới kinh tế của Đảng?
- A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cầu nhiều ngành nghề.
B. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
- C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách để đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội ở các vùng mới giải phóng ở miền Nam?
- A. Xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản.
B. Khuyến khích kinh tế tư nhân và cá thể phát triển.
- C. Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.
- D. Cải tạo xí nghiệp tư bản thành các xí nghiệp quốc doanh.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau năm 1975 là gì?
- A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
- B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
- C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
Câu 2: Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) có ý nghĩa gì?
- A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
- B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
C. Đánh dấu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- D. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 3: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới?
- A. Đổi mới là một yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
- B. Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
- C. Đổi mới để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế đang có những chuyển biến mạnh mẽ.
D. Để theo kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới và xu thế toàn cầu hóa.
Câu 4: Thành tựu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước (1986-1990) ở Việt Nam là gì?
A. Lạm phát bước đầu được kiềm chế.
- B. Giải quyết được tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
- C. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN.
- D. Cân bằng cán cân xuất – nhập khẩu.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)?
A. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách
- B. Trọng tâm cải cách.
- C. Vai trò của Đảng cộng sản.
- D. Kết quả cải cách.
Câu 2: Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận được khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?
- A. Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước.
B. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật.
- C. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- D. Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế.