Câu 1. Dựa vào khổ thơ thứ nhất trong bài đọc, điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.
Khi trang sách mở ra
.......................xích lại
Bắt đầu là..................
Thứ đến là...............
Sau nữa là...............
Cuối cùng là............
Hướng dẫn:
Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn
Câu 2. Gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật trong hai khổ thơ sau:
Trong trang sách có biển Trang sách còn có lửa
Em thấy những cánh buồm Mà giấy chẳng cháy đâu
Trong trang sách có rừng Trang sách có ao sâu
Với bao nhiêu là gió. Mà giấy không hề ướt.
Trả lời:
Trong trang sách có biển Trang sách còn có lửa
Em thấy những cánh buồm Mà giấy chẳng cháy đâu
Trong trang sách có rừng Trang sách có ao sâu
Với bao nhiêu là gió. Mà giấy không hề ướt.
Câu 3. Câu thơ Trang sách không nói được/ Sao em nghe điều gì có nghĩ là:
.......... Trang sách không biết nói như con người nhựng vẫn cho tơ biết nhiều điều.
.......... Trang sách không biết nói nhưng em vẫn nghe thấy điều gì đó.
Hướng dẫn:
Câu 4. Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.
a.........................................................................................
b..........................................................................................
Hướng dẫn:
a. Thỏ Bảy Màu và những người bạn nghĩ nó làm bạn - Huỳnh Thái Ngọc
b. Một đứa trẻ vừa chạy trốn khỏi tôi - Nguyễn Nga
Câu 5. Chọn a hoặc b.
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
- Dao có mùi mới sắc, người có học mới .........ên.
- Hay học thì sang, hay .............àm thì có.
- ............ật từng trong từng trang
Giấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
.....ắn .....ót bàn tay xinh.
(Theo Nguyễn Quang Huy)
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
- (gắn/gắng): ...........bó, cố ............,............. sức
- (nắn/nắng): ánh .....,uốn......... , .........nót
- (vần/vầng): ............ thơ, .............trăng, ..............trán
- (vân/vâng): .............gỗ, ...........lời,.............. tay
Hướng dẫn:
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
- Dao có mùi mới sắc, người có học mới nên.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Lật từng trong từng trang
Giấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
Nắn nót bàn tay xinh.
(Theo Nguyễn Quang Huy)
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
- (gắn/gắng): gắn bó, cố gắng,gắng sức
- (nắn/nắng): ánh nắng, uốn nắn, nắn nót
- (vần/vầng): Vần thơ, vầng trăng, vầng trán
- (vân/vâng): vân gỗ,vâng lời, vân tay
Câu 6. Nối từ ngữ với nhóm thích hợp
Hướng dẫn:
Câu 7. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ tương ứng ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.
Hướng dẫn:
Câu 8. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.
Sách ơi thức dậy Lại còn anh bút
Vở ơi học bài Trốn tít nơi đâu....
Ô kìa thước kẻ Nhanh dậy mau mau
Sao cứ nằm dài .... Theo em đến lớp.....
(Theo Ngọc Minh)
Hướng dẫn:
Sách ơi thức dậy Lại còn anh bút
Vở ơi học bài Trốn tít nơi đâu?
Ô kìa thước kẻ Nhanh dậy mau mau
Sao cứ nằm dài? Theo em đến lớp.
Câu 9. Viết 3 - 4 câu tả một đồ dùng học tập dựa trên các gợi ý sau:
G: - Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
- Nó có những đặc điểm gì? (về hình dạng, màu sắc)
- Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
- Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?
Hướng dẫn:
Cây bút chì này cũng bình thường như mọi cây bút chì khác. Chiều dài của nó khoảng một gang tay. Thân bút tròn, cỡ bằng ngón tay út của em, dài khoảng một gang tay người lớn. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn có một dòng chữ in bằng nhũ vàng óng ánh. Cây bút mới, hai đầu đều bằng phẳng, nom rất sắc sảo. Nhìn đầu nào cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh.