CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
BÀI 13. CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: Công thức cấu tạo (CTCT) cho ta biết
- Số lượng các nguyên tố trong hợp chất
- B. Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
- Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
- Tất cả đáp án trên
Câu 2: Đồng phân là
- những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử
- những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử
- những hợp chất giống nhau và có cùng công thức phân tử
- những hợp chất khác nhau nhưng có cùng dạng công thức cấu tạo
Câu 3: Định nghĩa đồng đẳng nào sau đây là đúng
- Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau
- Những chất đồng đẳng là những đơn chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau
- Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau
- Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học khác nhau
Câu 4: Theo thuyết cấu tạo, các nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon. Các loại mạch đó là
- Mạch không phân nhánh
- Mạch phân nhánh
- Mạch vòng
- Cả 3 loại mạch trên
Câu 5: Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau
- Một cách ngẫu nhiên
- Theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định
- Theo đúng hóa trị nhưng không tuân theo một trật tự cố định nào
- Đáp án khác
Câu 6: Sự thay đổi thứ tự liên kết
- Không ảnh hưởng đến cấu tạo hóa học
- Làm tăng khối lượng phân tử
- Tạo ra chất khác
- Các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Trong phân tử chất hữu cơ carbon có hóa trị
- IV
- II
- III
- II, IV, VI
Câu 8: Các nguyên tử carbon
- Chỉ liên kết được với nhau
- Vừa liên kết được với nhau, vừa liên kết được với nguyên tử của các nguyên tố khác
- Chỉ liên kết được với nguyên tử của các nguyên tố khác
- Vừa không liên kết được với nhau, vừa không liên kết được với nguyên tử của các nguyên tố khác
Câu 9: Ngoài mạch hở không phân nhánh và mạch hở phân nhánh, mach carbon còn có
- Mạch vòng phân nhánh
- Mạch xoắn
- Mạch vòng
- Mạch thẳng
Câu 10: Thành phần phân tử bao gồm
- Bản chất và số lượng các nguyên tử
- Bản chất và khối lượng các nguyên tử
- Tính chất của phân tử
- Cả A và C
Câu 11: Tính chất của các chất phụ thuộc vào
- Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tử
- Thành phần phân tử và cấu tạo hóa học
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Các nguyên tử trong phân tử
- Hoạt động riêng lẻ với nhau
- Không tác động đến các nguyên tử khác trong cùng một phân tử
- Ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
- Cả A và C
Câu 13: Hiện tượng đồng phân, đồng đẳng trong hóa học hữu cơ được giải thích dựa vào
- Phương pháp phổ khối lượng
- Phương pháp phổ IR
- Phương pháp bảo toàn khối lượng
- Thuyết cấu tạo hóa học
Câu 14: Các chất là đồng phân của nhau
- Có tính chất giống nhau
- Khác nhau về tính chất vật lí nhưng giống nhau về tính chất hóa học
- Khác nhau về tính chất hóa học nhưng giống nhau về tính chất vật lí
- Có cùng công thức phân tử
Câu 15: Các chất là đồng phân với nhau có tính chất khác nhau là do
- Có cấu tạo hóa học khác nhau
- Có cấu tạo hóa học giống nhau
- Có cùng công thức phân tử
- Có công thức phân tử khác nhau
Câu 16: Một công thức phân tử có thể có đồng phân cấu tạo về
- Mạch carbon
- Loại nhóm chức
- Vị trí nhóm chức
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 17: Các chất trong cùng một dãy đồng đẳng
- Có cùng công thức phân tử
- Có tính chất hóa học tương tự nhau
- Có khối lượng phân tử tương tự nhau
- Hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH4
Câu 18: Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng về đồng phân
- Là những chất hữu cơ khác nhau
- Có cùng công thức phân tử
- Có cùng tính chất hóa học
- Có cấu tạo hóa học khác nhau
Câu 19: Nhận định không chính xác khi nói về đồng đẳng là
- Là những chất hữu cơ tương tự nhau về thành phần, hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2
- Có cùng công thức phân tử
- Có cùng tính chất hóa học
- Có cấu tạo hóa học khác nhau
Câu 20: Thuyết cấu tạo hóa học gồm mấy luận điểm chính?
- 1
- 2
- 3
- 4
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau
- C2H5OH, CH3OCH3
- CH3OCH3, CH3CHO.
- CH3OH, C2H5OH
- D. CH3CH2Cl, CH3CH2OH
Câu 2: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau
- CH3OH, CH3OCH3
- CH3OCH3, CH3CHO
- CH3OH, C2H5OH
- CH3CH2OH, C3H6(OH)2
Câu 3: Công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O là
- A. CH3-O-CH3
- CH2=C=O
- CH3-CH3-O
- CH2=O=CH2
Câu 4: Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là
- CH3-CH2-CH2-OH
- CH3-O-CH2-CH3
- C. CH3-CH(CH3)-OH
- CH3-CH2-OH-CH2
Câu 5: Chất khác so với các chất còn lại là
- A.CH3-CH2-CH2-OH
- CH3-CH(CH3)-OH
- C. CH3-CH(OH)-CH3
- D. HO-CH(CH3)-CH3
Câu 6: Các chất nào sau đây là đồng phân mạch carbon
- CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CH(OH)-CH3
- CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CH(CH3)-CH3
- CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CH(Cl)-CH3
- CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH2-CHO-CH3
Câu 7: Chất nào sau đây gồm toàn liên kết đơn
- C6H6
- C5H10
- C3H6
- CH4
Câu 8: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng đẳng của nhau
- CH4 và C2H6
- C2H6 và C4H10
- C3H6 và C5H12
- C2H6 và C3H8
Câu 9: Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau
- C2H5OH và CH3-O-CH3
- C3H7OH và C2H5-O-CH3
- C4H9OH và C2H5-O-C2H5
- C2H5OH và CH3OH
Câu 10: Trong các chất sau, chất nào thuộc dãy đồng đẳng alkane, biết dãy đồng đẳng alkane có công thức chung là CnH2n+2 (n ≥1).
- CH4
- C2H2
- C2H4
- C3H6
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10 là
- 1
- B. 2
- 3
- D. 4
Câu 2: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C4H8 là
- 1
- B. 2
- 3
- 4
Câu 3: Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C5H10 là
- 5
- 5
- 3
- 4
Câu 4: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là
- 5
- 2
- 3
- 4
Câu 5: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10O là
- A. 8
- B. 6
- 7
- D. 5
Câu 6: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau
- C2H6; CH4; C4H10
- C2H5OH; CH2=CH-CH2OH
- CH3-CO-CH3; CH3CHO
- C2H4; C3H6; C4H6
Câu 7: Tổng số liên kết và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là
- 0
- 1
- 2
- D.3
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N. Chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là
- C3H7Cl
- C3H8
- C3H9N
- C3H8O
--------------- Còn tiếp ---------------