Phiếu trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1:“Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống ………. đã bùng nổ mạnh mẽ ở Indonesia.”

Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. Thực dân Hà Lan
  2. Thực dân Anh
  3. Chế độ phong kiến
  4. Thực dân Hà Lan và thực dân Anh

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) có sự hưởng ứng và tham gia của:

  1. Tầng lớp vô sản trong xã hội
  2. Nhiều hoàng tộc, quý tộc và lực lượng của họ
  3. Các lãnh chúa và đông đảo nhân dân trên đảo Java và các đảo khác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?

  1. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ
  2. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ
  3. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ
  4. 1643, kéo dài hơn 100 năm

Câu 4: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào

  1. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
  2. 1920 – 1945
  3. 1945 – 1954
  4. 1954 – 1975

Câu 5: Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?

  1. Indonesia
  2. Việt Nam
  3. Malaysia
  4. Thái Lan

Câu 6: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?

  1. Việt Nam
  2. Indonesia
  3. Lào
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:

  1. Brunei
  2. Singapore
  3. Myanmar
  4. Lào

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Bonifacio (1863 - 1897) được người dân Philippines gọi là “Cha đẻ của cách mạng”, là vị anh hùng dân tộc Philippines và được thừa nhận là vị Tổng thống đầu tiên của Philippines.
  2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Myanmar bùng lên mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.
  3. Mục tiêu của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Myanmar hướng đến đánh đuổi quân Anh ra khỏi đất nước, đồng thời cho thấy sức mạnh của mình, chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Myanmar chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng về phong trào đấu trở Đông Nam Á lục địa?

  1. Liên minh đoàn kết chiến đấu chống thực dân Pháp là biểu tượng cao đẹp của nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.
  2. Achar Xoa liên minh với Nguyễn Hữu Huân lập căn cứ kháng chiến lâu dài dọc biên giới Châu Đốc, Hà Tiên.
  3. Pu Kom Pô liên minh với Trương Quyền, Võ Duy Dương, được các cộng đồng người Khmer, Việt, Chăm, Xtiêng hưởng ứng đông đảo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN là:

  1. Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu và Cộng đồng Thể thao.
  2. Cộng đồng An ninh – Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội
  3. Hiệp ước Đông Nam Á, Cộng đồng Văn hoá – Xã hội, Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông.
  4. Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu, Hiệp ước Đông Nam Á, Điều ước Jakarta.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở:

  1. Indonesia và Malaysia
  2. Indonesia và Philippines
  3. Malaysia và Brunei
  4. Singapore

Câu 2: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) kết thúc, tình hình đấu tranh của Indonesia như thế nào?

  1. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo của nước này.
  2. Phong trào đấu tranh suy giảm, không còn gây được khó khăn gì thực dân nữa.
  3. Phong trào đấu tranh trở thành xung đột vũ trang của nhiều thế lực: giữa người dân Indonesia với thực dân, giữa người dân với nhau, giữa các nước thực dân với nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược Miến Điện, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với:

  1. Nhiều thiên tai và biến cố, khiến cho thực dân Anh không thu được nhiều kết quả như mong muốn.
  2. Sự tranh giành ảnh hưởng của Pháp
  3. Cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thực dân Pháp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam từ năm nào?

  1. 1858
  2. 1869
  3. 1884
  4. 1911

Câu 5: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở Campuchia?

  1. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivotha (1861 – 1892)
  2. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863 – 1866)
  3. Cuộc khởi nghĩa của Pucombo (1866 – 1867)
  4. Cuộc khởi nghĩa của Jose Rizal (1895 – 1899)

Câu 6: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:

  1. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
  2. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược
  3. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
  4. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.

Câu 7: Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã tiến hành:

  1. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
  2. Đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây
  3. Chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX
  4. Chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 8:“Tiến hành chiến lược Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu.” Đây là một công cuộc tái thiết và phát triển của nhóm năm nước sáng lập ASEAN. Công cuộc này diễn ra vào thời gian nào?

  1. Đầu thế kỉ XX
  2. Từ sau khi giành độc lập đến năm 1967
  3. Từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980
  4. Từ những năm 1990 đến nay

Câu 9: Công cuộc tái thiết và phát triển của nhóm năm nước sáng lập ASEAN từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980 cho kết quả gì?

  1. Không đạt được kết quả gì khả quan, xã hội còn quá nhiều vấn đề nan giải
  2. Đạt được chút ít thành tựu như đời sống người dân khấm khá lên một chút, công nghiệp bắt đầu được chú trọng.
  3. Kinh tế, xã hội biến đổi to lớn, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng nhanh
  4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, thậm chí Singapore còn trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Ở Miến Điện, thực dân Anh đã gặp khó khăn như thế nào mới chiếm được nước này?

  1. Phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885)
  2. Phải đối mặt với một triều đình có nhiều người yêu nước và quân đội hùng mạnh
  3. Không thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt khác hoàn toàn với chính quốc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch gì của thực dân Pháp?

  1. Đánh chậm, kiểm soát kĩ
  2. Đánh nhanh, thắng nhanh
  3. Biến Đông Dương thành tân thế giới.
  4. Cả B và C.

 -----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều, trắc nghiệm lịch sử 11 cánh diều bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com