Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 17: Sông và hồ

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 17: Sông và hồ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn.
  • Mô tả được mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.
  • Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Đọc được mô hình hệ thống sông.
  • Sử dụng được các hình ảnh để nhận xét và giải thích vấn đề cần tìm hiểu.
  1. Phẩm chất

Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ nước sông, hồ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Mô hình hệ thống sông.
  • Các hình ảnh về sông, hồ và việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu giới thiệu cho HS biết một số dòng sông và hồ lớn ở Việt Nam:

 

Sông Hồng Sông Cưu Long

 

Hồ Ba Bể Hồ Thác Bà

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được quan sát những dòng sông và hồ lớn ở Việt Nam. Vậy các em có biết một dòng sông lớn gồm những bộ phân nào? Sông được cung cấp nước từ những nguồn nào? Do đâu sông có lũ? Chúng ta cần sử dụng nước sông, hồ như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 17: Sông và hồ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Sông và lưu lượng nước của sông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thế nào là một con sông, các bộ phận của dòng sông, nước sông được cung cấp chủ yếu từ đâu; lưu lượng nước là gì, lưu lượng nước sông thay đổi như thế nào vào các mùa.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục I.1, quan sát Hình 17.1 SHS trang 170, trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là một con sông?

+ Nêu các bộ phận của một con sông?

+ Nước sông được cung cấp chủ yếu từ đâu?

 GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 SHS trang 171 và cho biết:

+ Lưu lượng nước là gì? Đơn vị tính lưu lượng nước?

+ Sự thay đổi của lưu lượng nước sông gọi là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào Bảng 17.1, trả lời câu hỏi:

+ Cho biết mùa lũ của sông Gianh vào những tháng nào?

+ Cho biết những tháng nào có lượng mưa lớn nhất.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông theo bảng hệ thống sau:

Nguồn cấp nước

Đặc điểm của mùa lũ

Chủ yếu từ nước mưa

 

Chủ yếu từ tuyết tan

 

Chủ yếu từ băng tan

 

Nhiều nguồn cung cấp

 

- GV mở rộng kiến thức: Đất nước ta là đất nước có lượng mưa lớn, có mạng lưới sông suối dày đặc, chế độ nước sông với 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn. Do đặc điểm chế độ mưa ở nước ta có một mùa mưa, trong mùa mưa thường có đợt mưa rất lớn do bão làm nước sông dâng cao, gây lũ lớn, nước nhiều khi tràn bờ, gây ngập lụt. Thiên tai do lũ là một thiên tai thường xuyên và rất nguy hiểm đối với của cải, vật chất và tính mạng con người.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang để hiểu thêm về lưu lượng nước sông trong năm ở sông Lê-na (Liên bang Nga).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sông và lưu lượng nước của sông

a. Các bộ phận của dòng sông

- Sông là dòng nước chảy tương đối ốn định trên bề mặt lục địa.

- Các bộ phận của một con sông: cửa sông, chi lưu, sông chính, phụ lưu.

- Nước sông được cung cấp chủ yếu từ: nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

b. Lưu lượng nước sông

- Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s.

- Sự thay đổi của lưu lượng nước sông gọi là chế độ nước sông.

- Mùa lũ của sông Gianh vào những tháng: 9,10,11.

- Những tháng có lượng mưa lớn nhất: 9,10. 

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông:

Nguồn cấp nước

Đặc điểm của mùa lũ

Chủ yếu từ nước mưa

Mùa lũ trùng với mùa mưa

Chủ yếu từ tuyết tan

Mùa lũ trùng với mùa xuân

Chủ yếu từ băng tan

Mùa lũ vào đầu mùa hạ

Nhiều nguồn cung cấp

Phức tạp, có nhiều mùa lũ

Hoạt động 2:Hồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thế nào là hồ; hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II, quan sát Hình 17.2, Hình 17.3 SHS trang 171, trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là hồ?

+ Đặc điểm của hồ là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Hồ

- Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển.

- Đặc điểm của hồ: Phần lớn hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên, một số ít hồ chứa nước mặn. Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

Hoạt động 3:Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thế nào là sử dụng tổng hợp nước sông, hồ; một số mục đích sử dụng nước sông, hồ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục III và quan sát Hình 17.4 SHS trang 172, trả lời câu hỏi:

+ Kể những mục đích sử dụng nước sông, hồ.

+ Cho biết nước sông, hồ có thể cùng lúc sử dụng cho nhiều mục đích không?

- Sau khi HS trả lời, GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm sử dụng tổng hợp nước sông, hồ: là sử dụng nước vào nhiều mục đích khác nhau trên cùng một nguồn nước để nâng cao hiệu quả sử dụng, hạn chế lãng phí nguồn nước và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 172 để biết thêm về Hồ Dầu tiếng - nguồn cung cấp nước quan trọng cho tỉnh Tây Ninh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Những mục đích sử dụng nước sông, hồ:

+ Sinh hoạt của người dân.

+ Nông nghiệp, đánh bắt và nuôi thủy sản.

+ Thủy điện.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.

+ Du lịch, thể thao, giải trí.

- Nước sông, hồ có thể cùng lúc sử dụng cho nhiều mục đích.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 17: Sông và hồ

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Sông và hồ, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay