Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1. Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho cả lớp quan sát hình ảnh về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
https://www.youtube.com/watch?v=JLCxOcnrs8I (từ đầu -> 2:16)
- GV đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi và suy nghĩ trả lời.
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ ý kiến của mình.
- GV nhận xét, nói về tầm quan trọng, tính thời sự của chủ đề 9.
Nhiệm vụ 2. Định hướng nội dung
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, quan sát tranh chủ đề để mô tả hoạt động của các nhân vật trong tranh và ý nghĩa của các hoạt động đó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành đọc cá nhân các nhiệm vụ cần thực hiện của chủ đề.
- GV giải thích thêm để HS hiểu rõ hơn những việc cần làm trong chủ đề.
Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV chốt lại ý nghĩa thông điệp của tranh chủ đề:
+ Bức tranh chủ đề đang nói về hoạt động các nhà khoa học đang nghiên cứu, khảo sát số liệu để đưa ra phương án kịp thời bảo vệ môi trường tự nhiên trước sự hủy diệt ngày càng tàn khốc.
+ Ý nghĩa tranh chủ đề: Bảo vệ môi trường tự nhiên là việc làm cấp thiết không chỉ với các tổ chức mà còn là của mỗi cá nhân. Chúng ta cần có ý thức để bảo vệ môi trường ngày càng tốt đẹp hơn.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1. Tìm hiểu những việc làm giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên và giải thích tại sao.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Nhiệm vụ 1. Những việc làm giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên và giải thích Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm từ 6 – 8 HS. Mỗi nhóm thảo luận về 7 việc làm trong sgk trang 81: + Sử dụng nhiều phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng để năng cao năng suất trồng trọt. + Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở thượng nguồn các con sông lớn. + Mua sừng tê giác làm thuốc, mua ngà voi để trưng bày, trang trí. + Nuôi tôm hùm lồng bè ồ ạt ở vịnh, eo biển, bãi tắm…. + Khai thác rừng để lấy gỗ và sản xuất giấy + Đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa của một số người dân. + Sử dụng túi giấy thay cho túi nilon ở một số cửa hàng mua bán. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm, thảo luận, chia sẻ và đóng góp ý kiến, thống nhất cách giải thích cho các việc làm được đưa ra trong sgk. - GV quan sát và hỗ trợ cho HS khi cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm đứng dậy chia sẻ (mỗi nhóm chỉ giải thích cho 1 - 2 việc). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết.
Nhiệm vụ 2. Thu thập thông tin về việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc nhóm về các công việc sau: + Chú ý các tiêu chí về tổ chức/ làm việc nhóm hiệu quả. + Đọc mục 2, nhiệm vụ 1, sgk trang 81 để biết những việc cần làm. + Đưa ra ý tưởng về những hoạt động có thể thực hiện để thu thập thông tin, sau đó chọn hoạt động phù hợp hoàn cảnh. + Lập kế hoạch và phân công thực hiện các hoạt động này ngoài giờ lên lớp và trước buổi học của tiết học tiếp theo. - GV giúp HS chốt lại trong nhiệm vụ này các yêu cầu về thông tin: tên tổ chức/ cá nhân; những việc làm cụ thể của họ liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên; việc làm giúp giữ gìn hay gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên như thế nào và nếu có thể thì cung cấp kết quả/ số liệu cụ thể. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm, thảo luận đóng góp ý kiến tích cực. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, kết luận hoạt động | 1. Tìm hiểu những việc làm giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên và giải thích tại sao - Việc a. Gây hại do sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt công trùng ảnh hưởng đến nguồn đất, nguồn nước, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đa dạng sinh học,… - Việc b. Gây hại vì tác động rất tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên theo dọc dòng sông. - Việc c. Gây hại vì giết thú rừng, ảnh hưởng đa dạng sinh học,… - Việc d. Nuôi tôm hùm trong lồng bè ồ ạt ở vịnh, eo biển, bãi tắm sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sinh thái biển, eo biển, bãi tắm. - Việc e. Nếu biết quản lí và khai thác rừng theo một kế hoạch nghiêm túc thì vẫn có thể giúp bảo vệ rừng, nhờ đó bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên. Ngược lại khai thác bừa bãi, thiếu tầm nhìn chiến lược thì gây hại. - Việc f. Dùng túi giấy giúp giảm thiểu một phần chất thải nhựa đang gây hại đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Nhưng nếu dùng túi giấy quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến rừng. - Việc g. Đốt rơm rạ phát sinh bụi mịn và CO2 làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên như diệt thiên địch có ích.
*Thu thập thông tin về việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên Gợi ý: - Thu thập thông tin qua phỏng vấn hoặc quan sát thực tế: + Về cách tìm tổ chức/ cá nhân. Ví dụ: Tìm trên báo chí, tin tức, internet… để biết tổ chức/ cá nhân đã có hoạt động/ việc làm liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, sau đó tìm thông tin để liên lạc và xin phép quan sát/ phỏng vấn…. + Những quy tắc lịch sử, xin phép chụp hình, ghi âm… bảo mật thông tin nếu tổ chức/ cá nhân yêu cầu. + Nếu việc quan sát thực tế không thuận tiện thì có thể chỉ phỏng vấn (gặp trực tiếp, điện thoại, email…) - Thu thập thông tin qua tìm kiếm thông tin trên báo chí, internet… + Tìm kiếm trên các nguồn uy tín, có thể kiểm chứng đa chiều… + Tìm thông tin về một số cá nhân đã có những việc làm ấn tượng… |
HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG
Hoạt động 2. Nhận xét, đánh giá những việc làm của tổ chức, cá nhân ở địa phương trong bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
*Nhiệm vụ 1. Nhận xét, đánh giá việc làm của cá nhân/ tổ chức Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nêu ra, nhận xét, đánh giá một số việc làm của một vài cá nhân điển hình cũng như tổ chức tại địa phương trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - Sau đó, GV cho mỗi nhóm thảo luận và trình bày những thông tin đã có (từ nhiệm vụ 1) theo các ý như bảng dưới đây. Yêu cầu HS nên dùng thêm hình ảnh, video ngắn, âm thanh…về cá nhân/ tổ chức khi trình bày.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày - GV gọi các nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá.
*Nhiệm vụ 2. Nêu và nhận xét những việc làm, thói quen giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên của em và các thành viên trong gia đình. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. Sau đó, chia sẻ trong nhóm nhỏ. - GV khích lệ HS mạnh dạn chỉ ra những gì HS/ gia đình HS đã làm gây hại đến cảnh quan thiên nhiên và cố gắng đưa ra việc làm tích cực để thay thế (trong cột đề nghị).
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và kết luận hoạt động. | 2. Nhận xét, đánh giá những việc làm của tổ chức, cá nhân ở địa phương trong bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên
|
Hoạt động 3. Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con người đến môi trường tự nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và mô trả thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên tại địa phương Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, lần lượt hướng dẫn các nhóm thực hiện: + Bước 1. Chuẩn bị + Bước 2. Lập kế hoạch chi tiết khi đi tìm hiểu quan sát thực trạng môi trường + Bước 3. Tiến hành tìm hiểu/ khảo sát thực trạng môi trường: quan sát, ghi chép, chụp hình, quay phim, laayss từ các nguồn thông tin. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, thực hiện. Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét thái độ tiếp thu, học tập của HS.
Nhiệm vụ 2. Các nguyên nhân của thực trạng Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời mỗi nhóm tham khảo gợi ý trong sgk trang 82, suy nghĩ thêm để chỉ ra các nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm mà nhóm đã tìm hiểu: Gợi ý: - Xả rác bừa bãi, sử dụng nhiều đồ nhựa và thải ra môi trường… - Nhà máy/ nơi chăn nuôi xả nước thải… - Sau khi trình bày nguyên nhân, GV đưa ra bảng đúc kết thực trạng và nguyên nhân theo bảng mẫu, yêu cầu HS thực hiện:
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm hoạt động, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra các nguyên nhân gây nên tình trạng nơi nhóm đã tìm hiểu và sau đó hoàn thành bảng. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, kết luận hoạt động
Nhiệm vụ 3. Đề xuất giải pháp khả thi để khắc phục tình trạng ô nhiễm. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu mỗi nhóm cần đề xuất giải pháp, việc làm tích cực có thể thực hiện để khắc phục tình trạng ô nhiễm. - GV yêu cầu mỗi nhóm tổng kết theo bảng biểu:
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, kết luận hoạt động
Nhiệm vụ 4. Lập báo cáo, thuyết trình Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS chọn cách báo cáo - GV yêu cầu nhóm chuẩn bị cho việc báo cáo trước lớp, khối, trường…Mỗi HS trong nhóm cần tham gia báo cáo. Bước 2, 3. HS thực hiện, báo cáo nhiệm vụ học tập - HS hoàn thành các khâu còn lại của báo cáo. - GV hỗ trợ và hướng dẫn cho HS khi cần Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, kết luận hoạt động | 3. Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con người đến môi trường tự nhiên * Tìm hiểu và mô tả thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên tại địa phương a. Chuẩn bị: HS cần xác định: + Một số vấn đề ô nhiễm + Những kênh/ cách tìm hiểu + Các thông tin có liên quan về thực trạng: ở đâu, cái gì/ đối tượng nào, mức độ ô nhiễm thế nào… b. Lập kế hoạch chi tiết: Mẫu khảo sát:
c. Tiến hành tìm hiểu/ khảo sát: Lấy mẫu, đo mẫu, phân tích mẫu để có được số liệu thực tế. * Các nguyên nhân của thực trạng Gợi ý: - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: + Các nhà máy liên tục xả chất thải ra môi trường + Rác thải từ sinh hoạt, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước. + Sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng… - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất: + Khai thác quặng, luyện kim, dệt…thải chì, thủy ngân làm ảnh hưởng đến tính chất của đất. + Các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp ngấm vào lòng đất cũng khiến đất bị ô nhiễm theo. + Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn do tác động của yếu tố tự nhiên khiến thành phần đất bị xấu đi. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: + Ngành công nghiệp sản xuất, thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại. + Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, đốt than củi, than tổ ong làm ô nhiễm không khí…
* Đề xuất giải pháp khả thi để khắc phục tình trạng ô nhiễm - Gợi ý: + Phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định. + Hạn chế sử dụng xe ô tô/ xe gắn máy cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng. + Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên + Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế, giảm sử dụng túi nilon + Sử dụng tiết kiệm điện, nước + ……….
* Lập báo cáo, thuyết trình
|
----------------- Còn tiếp ------------------
PHÍ GIÁO ÁN:
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn