Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 17: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 17: VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

(5 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
  • Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội CHâu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu để nêu được những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: vận dụng kiến thức và kĩ năng thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử:
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức tự giác trong học tập, hoàn thành trách nhiệm các nhiệm vụ được giao.
  • Yêu nước và trách nhiệm: thông qua việc tìm hiểu bài học để phát huy tinh thần dân tộc, chống áp bức, có ý thức học tập và rèn luyện để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái. GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành) và yêu cầu 2 đội chơi lần lượt nêu những hiểu biết của bản thân về các nhà cách mạng tiêu biểu này.
  4. Sản phẩm: Những hiểu biết của HS về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thanh.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái.

- GV chọn 8 HS, chia thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ HS quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX.

+ 2 đội chơi lần lượt nêu thông tin, hiểu biết về các nhà cách mạng này.

+ Câu trả lời của đội sau phải khác câu trả lời của đội đã trả lời trước.

+ Đội nào nêu được nhiều thông tin đúng hơn đội đó là đội chiến thắng.

- GV trình chiếu cho 2 đội chơi và HS cả lớp quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX:

Phan Bội Châu

(1867 – 1940)

Phan Châu Trinh

(1872 – 1926)

Nguyễn Tất Thành

(1890 – 1969)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và một số hiểu biết của bản thân để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 2 đội chơi nêu hiểu biết, thông tin về 3 nhà cách mạng tiêu biểu: Phan Bội Châu Trinh, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá từng thông tin 2 đội đưa ra và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV kết luận:

+ Phan Bội Châu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, từng đỗ Giải nguyễn (đỗ đầu) trong kì thi Hương ở trường thi Nghệ An năm 1900. Không chỉ là nhà hoạt động yêu nước, Phan Bội Châu còn là nhà văn, nhà thơ và nhà sử học lớn của Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX.

+ Phan Châu Trinh sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam  (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Quảng Nam). Lớn lên ở vùng đất có hoạt động ngoại thương phát triển, ông có tư tưởng tiến bộ, ủng hộ cái mới. Sau khi thi đỗ Cử nhân (1900) và đỗ Phó bảng (1901), Phan Châu Trinh làm quan trong Triều đình Huế. Đầu năm 1905, ông từ bỏ quan trường để tập trung vào hoạt động cứu nước.

+ Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi học ở trường Quốc học Huế (1906), được tiếp xúc với văn hóa Pháp với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, Nguyễn Tất Thành mong muốn sang nước Pháp và các nước khác để tìm hiểu.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Taasyt Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Vậy bối cảnh nào thúc đẩy Người sang phương Tây? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 17.2 – 17.4, mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.81 – 83 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Năm 1897, Chính phủ Pháp cứ Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy cai trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa.

+ Với mục đích đem về thật nhiều nguồn thu cho chính quốc, thực dân Pháp đã bỏ vốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khai mỏ (than), giao thông vận tải và nông nghiệp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 17.2 – 17.4, mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.81 – 83 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT (1897 – 1914)

 CỦA THỰC DÂN PHÁP

Lĩnh vực

Biểu hiện

Chính trị

 

Kinh tế

Tác động tích cực (nằm ngoài mong muốn của Pháp)

 

Tác động tiêu cực

 

Văn hóa

 

Xã hội

Các giai cấp cũ

 

Các giai cấp, tầng lớp

 

Nhiệm vụ lịch sử đặt ra

 

- GV cung cấp cho HS thêm một số hình ảnh, video liên quan đến tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm chẵn: Có ý kiến cho rằng: “Tác động của các chính sách đến tình hình Việt Nam mang tính hai mặt”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

+ Nhóm lẻ: Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Hãy giải thích.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Câu 1: Tác động của các chính sách đến tình hình Việt Nam mang tính hai mặt.

- Tất cả các chính sách của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam đều nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị, bóc lột của chính quyền thực dân. Vì vậy, “chia để trị”, nô dịch, đàn áp, vơ vét, bóc lột tối đa các nguồn lợi, nguồn lực từ thuộc địa là mục tiêu số một của họ.

- Trong chừng mực nhất định, những chính sách đã đưa đến một số biến chuyển/tác động tích cực nhất định về kinh tế, xã hội, văn hóa:

+ Sự xuất hiện của một số công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị.

+ Sự phát triển hơn của nền thương nghiệp, tài chính.

+ Sự du nhập của một số tư tưởng, trào lưu văn hóa tiến bộ.

+ Sự ra đời của giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tầng lớp sĩ phu tiến bộ và bộ phận địa chủ (bị phân hóa từ giai cấp địa chú) có tinh thần dân, ủng hộ, tham gia phong trào chống Pháp.

Câu 2: Tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: một bộ phận tri thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức.

→ Những tri thức Nho học tiến bộ sẽ hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam mang tính chất hai măt.

·      Mặt tích cực (nằm ngoài mong muốn cùa Pháp): Sự xuất hiện của các giai tầng mới trong xã hội; cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố,…

·      Tuy nhiên, về cơ bản cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã khiến Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ về mọi mặt vào nước Pháp.

+ Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

+ Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

TƯ LIỆU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA

LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

Tuyến đường sắt đưa cao su về Sài Gòn

Mặt trước nhà Ga Hàng Cỏ

(Ga Hà Nội) khoảng năm 1912

Tuyến đường xe lửa Sài Gòn- Mỹ Tho

Đường thuộc địa số 1 thời Pháp thuộc, nay là Quốc lộ 1A

Cầu Bình Lợi (Sài Gòn)

Soái phủ Sài Gòn

  
  

Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội

  

Nhà hát lớn ở Hà Nội

  

Nhà hát lớn ở Sài Gòn

Nông dân Việt Nam thời thuộc Pháp

đầu thế kỉ XX

Công nhân Việt Nam làm việc trong hầm mỏ của người Pháp đầu thế kỉ XX

Công nhân cạo mủ cao su

Công nhân khai mỏ

Nông nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

https://www.youtube.com/watch?v=sZc541hvLKk

Công nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

https://www.youtube.com/watch?v=BAvkrFP2V70

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT (1897 – 1914) CỦA THỰC DÂN PHÁP

Lĩnh vực

Biểu hiện

Chính trị

- Người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

Kinh tế

Tác động tích cực (nằm ngoài mong muốn của Pháp)

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng:

+ Đô thị có sự cải thiện.

+ Cảng, nhà ga, các tuyến giao thông, cơ sở công – thương nghiệp được xây dựng.

+ Đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê dần xuất hiện, chủ yếu ở Nam Kì.

Tác động tiêu cực

- Nền kinh tế phát triển mất cân đội, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

- Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.

Văn hóa

- Văn hóa phương Tây từng bước du nhập, tồn tại cùng nền văn hóa truyền thống.

- Một bộ phận trí thức Nho học đã có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

Xã hội

Các giai cấp cũ

- Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hóa thành địa chủ lớn, địa chủ vừa, địa chủ nhỏ.

- Giai cấp nông dân: chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

Các giai cấp, tầng lớp

- Tầng lớp xã hội mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên.

- Giai cấp công nhân ra đời, số lượng ngày càng tăng, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.

Nhiệm vụ lịch sử đặt ra

Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và các trào lưu tư tưởng tư sản bên ngoài xâm nhập vào đưa đến sự xuất hiện phong trào yêu nước mang tính chất tư sản diễn ra rầm rộ ở Việt Nam trrong khoảng hơn 10 năm đầu thế kỉ XX.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 17.5, 17.6, mục Em có biết, thông tin mục II.1 SGK tr.83, 84 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

- Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.

- Những hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước Việt Nam?

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm tìm hiểu trước ở nhà:

+ Nhóm 1, 3:

·      Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về Phan Bội Châu, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

·      Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.

+ Nhóm 2, 4:

·      Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về Phan Châu Trinh, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2).

·      Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh.

Nhiệm vụ 1: Phan Bội Châu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS:

+ Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam.

+ Tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông (Nhật Bản) tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam.

→ Những tri thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

- GV nhắc lại nhiệm vụ cụ thể của Nhóm 1, 3:

Khai thác Hình 17.5, 17.6, mục Em có biết, Góc mở rộng, thông tin mục II.1 SGK tr.83, 84 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nội dung giới thiệu

Hoạt động của

Phan Bội Châu

Khuynh hướng cứu nước

 

Chủ trương, phương pháp tiến hành

 

Kết quả, ý nghĩa

 

Nhận xét

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về Phan Bội Châu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 (hoặc Nhóm 3) giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và ý nghĩa của những hoạt động đó đối với phong trào yêu nước Việt Nam theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

1. Phan Bội Châu

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ PHAN BỘI CHÂU

VÀ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA ÔNG

  

Phan Bội Châu và Cường Để (Hoàng thân nhà Nguyễn) tại Nhật Bản

Phan Bội Châu (ngồi, thứ hai từ phải sang) và dân làng Asaba trước tấm bia

Phan Bội Châu (phải) với Hồ Tùng Mậu (giữa) và Ngô Thành (trái)

Tượng đồng Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, Thanh phố Huế

Căn nhà tranh là nơi ở của

“ông già Bến Ngự”

Nơi an trí Ông già Bến Ngự

vào những năm cuối đời

Mộ Phan Bội Châu

Trường THPT Phan Bội Châu

(Thành phố Hà Nội)

Phố Phan Bội Châu

(Thành phố Hà Nội)

Trường THPT Phan Bội Châu

(Phan Thiết)

Trường THPT Phan Bội Châu

(Thành phố Hồ Chí Minh)

https://www.youtube.com/watch?v=TzXE_d7Y6fI

https://www.youtube.com/watch?v=bjAorhrD2ec&t=11s

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nội dung giới thiệu

Hoạt động của Phan Bội Châu

Khuynh hướng cứu nước

Khuynh hướng dân chủ tư sản.

Chủ trương, phương pháp tiến hành

- Chủ trương: dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc.

- Phương pháp tiến hành:

+ Ban đầu: Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp, hi vọng Nhật là nước “đồng chủng, đồng văn” sẽ giúp đỡ mình.

+ Sau sự kiện Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, ông đi theo chủ nghĩa “Tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn, dùng bạo lực để đánh Pháp.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu:

+ Năm 1883: Viết bài hịch “Bình Tây thu Bắc”, cổ vũ nhân dân khởi nghĩa vũ trang chống Pháp.

+ Năm 1904: Sáng lập hội Duy tân, đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

+ Năm 1905 – 1908:

·      Sang Nhật nhờ giúp đỡ để đánh Pháp.

·      Phát động phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập, rèn luyện.

+ Năm 1912 – 1913:

·      Thành lập Việt Nam Quang phục hội, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

·      Cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân, tay sai đầu sỏ.

Kết quả, ý nghĩa

- Kết quả:

+ Cuộc ám sát những quan chức thực dân, tay sai đầu sỏ thất bại.

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông.

- Ý nghĩa:

+ Đánh thức trái tim yêu nước của nhân dân Việt Nam, như một lời hiệu triệu, kêu gọi sức mạnh đồng bào đứng lên đánh đuổi quân xâm lược để thoát khỏi vòng nô lệ, lao khổ cùng cực, giải phóng nước nhà.

+ Để lại bài học kinh nghiệm về sự nghiệp giáo dục: giáo dục, đào tạo là “quốc sách hàng đầu”.

Nhận xét

- Mục đích cao nhất của Phan Bội Châu là cứu nước, giải phóng dân tộc. Việc ông lựa chọn thay đổi cách làm (theo Nhật Bản hoặc đi theo ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc) cũng nhằm giải phóng dân tộc.

- Những đóng góp của Phan Bội Châu đối với phong trào yêu nước và lịch sử dân tộc có ý nghĩa rất lớn, nên được nhân dân vinh danh. Nhiều trường học, đường phố,… mang tên Phan Bội Châu.

(Hình ảnh các trường học mang tên Phan Bội Châu đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 17: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới cánh diều bài Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, giáo án Lịch sử 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay