[toc:ul]
Hướng dẫn đọc bài
Bài tập 1: trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Hãy nêu những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
Bài tập 2: Trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tâp hai
Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?
Bài tập 3: Trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) thấy thích thú trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn.
Bài tập 4: Trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.
Luyện tập
Bài tập: trang 121 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu hỏi:
a) Hãy tìm hai đoạn văn có cấu trúc ( cách tổ chức) câu, hình tượng tượng tương tự nhau của bài thơ Nơi dựa
b) Những hình tượng ( người đàn bà- em bé, người chiến sĩ - bà cụ già) gợi lên những suy nghĩa gì trong cuộc sống?
(2)
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(Văn Cao, lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
a) Theo anh chị, các câu sau chứa hàm chứa ý nghĩa gì?
- Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng nước sỏi
trong lòng giếng cạn
-Riêng những câu hát
còn xanh
So sánh đối với hai câu mở đầu bài, chú ý từ xanh)
-Và đôi mắt e
như hai giếng nước
b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói điều gì?
(3)
MÌNH VÀ TA
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình
Sâu thẳm mình ư, lại là ta đấy!
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
(Chế Lan Viên, Ta gửi cho mình, NXB Tác phẩm mới Hà Nội, 1986)
a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1,2
b) Nói rõ quan hệ của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3,4.
Hướng dẫn đọc bài
Bài tập 1: Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
Bài tập 2: Hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học. Bởi nếu mới chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa của hình tượng, chưa hiểu các ý nghĩa hàm ẩn của văn bản thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm.Trong một tác phẩm văn học, bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng. Mà hình tượng nghệ thuật của tác phẩm chính lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ.
Bài tập 3: Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) thấy thích thú trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu, là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn. Cả hai hình ảnh kết hợp hài hòa với nhau tựa như những người bạn tri kỉ, làm nên vẻ đẹp người chiến sĩ trong những tháng năm gian khó nhọc nhằn.
Bài tập 4: Hàm nghĩa của văn bản:
o Là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học , qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.
o Muốn nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo ,...
o Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng hiểu đúng và hiểu đủ.
o Bến quê của Nguyễn Minh Châu bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí: Con người, đôi khi vì những "vòng vèo, chùng chình" đã không thể đến được nơi mà mình cần đến, mặc dù nơi ấy ở ngay trước mặt và rồi người ta cứ mải mê đi tìm những giá trị ảo tưởng trong khi có những giá trị quen thuộc, gần gũi mà bền vững thì lại bỏ qua để khi nhận ra thì quá muộn.
o Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương mới đọc qua tưởng chỉ là chuyện của chiếc bánh trôi, từ đặc điểm đến các cung đoạn làm bánh. Nhưng hàm chứa trong đề tài bánh trôi là cảm hứng về cuộc đời và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ than thân trách phận nhưng không dừng lại ở đó, còn khẳng định vẻ đẹp của mình và lên tiếng phê phán xã hội bất công, vô nhân đạo.
Luyện tập
Bài tập:
(1) " Nơi dựa":
a) Đoạn có cấu trúc tương tự là: Câu mở đầu và câu kết
b) Hình tượng nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản: Gợi suy ngẫm về "nơi dựa" - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống ( Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là ‘Nơi dựa” cho người đàn bà; bà cụ già bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.)
(2) " Thời gian"
a) Chia 2 phần:
(2) thời gian
b. Qua bài thơ "Thời gian", Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.
( 3) Văn bản: " Mình và ta":
a) Mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Bởi lẽ nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, xuất phát từ nơi tận cùng "sâu thắm" từ đó tạo nên tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.
b) Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tưởng như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.
Hướng dẫn đọc bài
Bài tập 1: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
- Đi sâu phản ánh và khám phá thế giới, tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, giàu hàm nghĩa, gợi nhiều liên tưởng cho người đọc.
- Thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.
Bài tập 2: Tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.
Bài tập 3: Phân tích
- “đầu súng trăng treo” là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. “Trăng” tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn. Cả hai hình ảnh kết hợp hài hòa với nhau tựa như những người bạn tri kỉ, làm nên vẻ đẹp người chiến sĩ trong những tháng năm gian khó nhọc nhằn.
Bài tập 4: Hàm nghĩa của văn bản:
- Khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.
- Muốn nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo ,...
- Hàm nghĩa văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu.
Ví dụ:
- Bến quê (Nguyễn Minh Châu) bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí.
- Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) mới đọc qua tưởng chỉ là chuyện của chiếc bánh trôi. Nhưng hàm chứa là cảm hứng về cuộc đời và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, than thân trách phận nhưng không dừng lại ở đó, còn khẳng định vẻ đẹp của mình và lên tiếng phê phán xã hội bất công, vô nhân đạo.
Luyện tập
Bài tập:
(1) " Nơi dựa":
a) Đoạn tương tự: Câu mở đầu, câu kết
b) Hình tượng nhân vật Gợi suy ngẫm về "nơi dựa" - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.
(2) " Thời gian"
a) 2 phần:
- 4 câu thơ đầu =>sức tàn phá của thời gian.
- Còn lại => giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
(2) thời gian
- "thời gian qua kẽ tay" => Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt
- " làm khô những chiếc là" => “Chiếc lá” vừa là chiếc lá trên cây, vừa là những chiếc lá cuộc đời trên cái cây cuộc sống mà khi thời gian trôi đi, sự sống cứ rụng dần như những chiếc lá
- " Kỷ niệm trong tôi/Rơi/ như tiếng sỏi/ Trong lòng giếng cạn" => hàm ý một cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.
- "Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh" => cuộc sống vẫn có những điều tồn tại mãnh liệt với thời gian, nghệ thuật khi đã đạt đến độ kết tinh xuất sắc sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian, không bao giờ bị xóa nhòa vùi lấp
- "Và đôi mắt em/ như hai giếng nước" => "hai giếng nước" chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm "rơi" vào "lòng giếng cạn" quên lãng của thời gian.
b. Văn Cao muốn nói : thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.
( 3) Văn bản: " Mình và ta":
a) Bởi lẽ nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm từ đó tạo nên tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.
b) Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tưởng như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.
Hướng dẫn đọc bài
Bài tập 1: Văn bản văn học: phản ánh và khám phá thế giới, tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, giàu hàm nghĩa, gợi nhiều liên tưởng cho người đọc. Thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.
Bài tập 2: Vì: Nếu chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa, chưa hiểu các ý nghĩa hàm ẩn thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm. Bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng.
Bài tập 3: “đầu súng trăng treo” là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. “Trăng” tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn. Cả hai hình ảnh kết hợp hài hòa với nhau tựa như những người bạn tri kỉ, làm nên vẻ đẹp người chiến sĩ trong những tháng năm gian khó nhọc nhằn.
Bài tập 4: Hàm nghĩa của văn bản: gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra. Muốn nhận ra hàm nghĩa người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo ,…Hàm nghĩa không phải lúc nào cũng dễ hiểu.
Ví dụ: Bến quê (Nguyễn Minh Châu) bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí.
Luyện tập
Bài tập:
(1) " Nơi dựa":
a) Câu mở đầu, câu kết
b) Hình tượng nhân vật Gợi suy ngẫm về "nơi dựa" - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.
(2) " Thời gian"
a) 2 phần:
- 4 câu thơ đầu
=>Sức tàn phá của thời gian.
- Còn lại
=> Giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
(2) thời gian
1. "thời gian qua kẽ tay"
=> Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt
2. " làm khô những chiếc là"
=> “Chiếc lá” vừa là chiếc lá trên cây, vừa là những chiếc lá cuộc đời trên cái cây cuộc sống mà khi thời gian trôi đi, sự sống cứ rụng dần như những chiếc lá
3. " Kỷ niệm trong tôi/Rơi/ như tiếng sỏi/ Trong lòng giếng cạn"
=> hàm ý một cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.
4. "Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh"
=> cuộc sống vẫn có những điều tồn tại mãnh liệt với thời gian, nghệ thuật khi đã đạt đến độ kết tinh xuất sắc sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian, không bao giờ bị xóa nhòa vùi lấp
5. "Và đôi mắt em/ như hai giếng nước"
=> "hai giếng nước" chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm "rơi" vào "lòng giếng cạn" quên lãng của thời gian.
b. Thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.
( 3) Văn bản: " Mình và ta":
a) Nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm => tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.
b) Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tưởng như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.