[toc:ul]
Những tiêu chí:
Hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học. Bởi rõ ràng nếu mới chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa của hình tượng, chưa hiểu các ý nghĩa hàm ẩn của văn bản thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm.Trong một tác phẩm văn học, bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng. Mà hình tượng nghệ thuật của tác phẩm chính lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu, là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn. Cả hai hình ảnh kết hợp hài hòa với nhau tựa như những người bạn tri kỉ, làm nên vẻ đẹp người chiến sĩ trong những tháng năm gian khó nhọc nhằn.
Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.
Ví dụ: Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí: Con người, đôi khi vì những "vòng vèo, chùng chình" đã không thể đến được nơi mà mình cần đến, mặc dù nơi ấy ở ngay trước mặt và rồi người ta cứ mải mê đi tìm những giá trịảo tưởng trong khi có những giá trị quen thuộc, gần gũi mà bền vững thì lại bỏ qua để khi nhận ra thì quá muộn.
(1) văn bản: " Nơi dựa":
a) Đoạn có cấu trúc tương tự là: Câu mở đầu và câu kết
b) Hình tượng nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản:
=> Gợi suy ngẫm về "nơi dựa" - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống ( Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là ‘Nơi dựa” cho người đàn bà; bà cụ già bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.)
(2) Văn bản: " Thời gian"
a) đoạn thơ chia làm 2 phần:
(2) Văn bản " thời gian":
b. Qua bài thơ "Thời gian", Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.
( 3) Văn bản: " Mình và ta":
a) Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Bởi lẽ nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, xuất phát từ nơi tận cùng "sâu thắm" từ đó tạo nên tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.
b) Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tưởng như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.
=>Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ.