Bài soạn siêu ngắn: Văn bản - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Văn bản - sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul] 

I. Khái niệm, đặc điểm

Trả lời câu hỏi:

a)

  • Các văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng để trao đổi thông tin, truyền đạt kinh nghiệm và bày tỏ cảm xúc.
  • Số câu trong mỗi văn bản không giống nhau: văn bản (1) chỉ có 1 câu, văn bản (2) có 4 câu, văn bản (3) có nhiều câu, nhiều đoạn.

b)

  • Các vấn đề trong văn bản:
    • (1) kinh nghiệm chọn bạn, kết bạn.
    • (2) giãi bày về số phận hẩm hiu người phụ nữ xưa.
    • (3) sự kiện chính trị liên quan vận mệnh đất nước.
  • Các vấn đề ấy được triển khai thống nhất, các câu liên kết với nhau.

c)

  • Ở văn bản (2): hai câu lục bát là một ý, được trình bày theo thứ tự "sự việc".
  • Ở văn bản (3): kết cấu 3 phần
    • Mở bài: tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!".
    • Thân bài: tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".
    • Kết bài: còn lại.

d)

  • Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Phần mở đầu: tiêu đề và một lời hô gọi để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, gây sự chú ý và tạo ra sự "đồng cảm".
  • Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào".

e)

Mục đích:

  • Văn bản (1) cung cấp kinh nghiệm sống.
  • Văn bản (2) sự thiệt thòi của người phụ nữ xưa.
  • Văn bản (3) kêu gọi toàn dân kháng chiến.

II. Các loại văn bản

Trả lời các câu hỏi:

1.

  • Vấn đề được đề cập: Văn bản 1 là truyền đạt kinh nghiệm sống; văn bản 2 nói về số phận của người phụ nữ xưa; văn bản 3 bàn về một vấn đề chính trị
  • Ở văn bản 1, 2: sử dụng từ ngữ thân thuộc và các hình ảnh ẩn dụ.
  • Ở văn bản 3: từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị, cách thức là lí lẽ và lập luận.

=> Văn bản 1 và 2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; văn bản 3 thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

2.

a) Phạm vi sử dụng:

  • Văn bản 2: lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật
  • Văn bản 3: lĩnh vực giao tiếp chính trị
  • Các bài học trong sách giáo khoa được sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học
  • Đơn xin nghỉ học hoặc giấy khai sinh được sử dụng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp

  • Văn bản (2): bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
  • Văn bản (3): kêu gọi toàn dân kháng chiến.
  • Các văn bản trong SGK: truyền tải kiến thức
  • Văn bản đơn từ và giấy khai sinh: trình bày sự việc, hiện tượng.

c.

  • Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.
  • Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.
  • Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.
  • Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

  • Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.
  • Văn bản (3) có kết cấu ba phần.
  • Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục...
  • Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com