Bài soạn siêu ngắn: Cáo bệnh, bảo mọi người - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Cáo bệnh, bảo mọi người - trang 140 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1. Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? (Quy luật vận động biến đổi? Quy luật tuần hoàn? Quy luật sinh trưởng?). Nếu đảo câu thơ 2 lên vị trí câu thơ đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? Đảo như thế, trong...

Trả lời:

Hai câu thơ này nói lên quy luật biến đổi tuần hoàn.

Nếu ta đảo câu thơ 2 lên vị trí câu thơ đầu thì ý thơ sẽ thay đổi, ý thơ trở nên bi quan hơn so với sự nhìn nhận tích cực ban đầu.

Câu 2: Câu 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống con người? Anh (Chị) cảm nhận như thế nào về tâm trạng tác giả qua hai câu thơ này? (Thản nhiên? Nuối tiếc? Xót xa?) Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng này?

Trả lời:

Câu ba và câu bốn nói lên quy luật: sinh, lão, bệnh, tử.

Hai câu thơ bộc lộ cảm xúc bâng khuâng nuối tiếc vì thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.

Câu 3: Hai câu thơ cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu thơ đầu khẳng định "Xuân qua, trăm hoa rụng" vậy mà hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

Trả lời:

Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo; khi con người đã giác ngộ đạo thì sẽ có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như  nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn. Theo cách giải  thích này nội dung ý tức của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau.

Câu 4: Qua bài kệ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả (Cần xâu chuỗi phần trả lời ở những câu hỏi trên, chú ý...

Trả lời:

  • Tác giả hiểu được quy luật hóa sinh và chấp nhận nó, sống an nhiên, lạc quan. 
  • Những từ ngữ mạnh, mang nặng tính khẳng định: “chớ bảo”, “một cành mai” khiến thời thơ cô đọng. Những tiếng thở dài cho đến cái nhìn phóng khoáng, thông tuệ, tràn ngập ánh sáng chứng tỏ ở Mãn Giác thiền sư đã có sự giác ngộ sâu sắc. Bài thơ bắt đầu là “xuân tàn” và kết thúc với “cành mai” cho thấy lối tư duy, tinh thần lạc quan của tác giả.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com