[toc:ul]
Câu 1: Bài 1 đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết: Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường...
Trả lời:
- Nét khác thường: chàng trai nghèo khó hỏi cưới, nói những dự định rất sang rồi tìm cớ hợp lý để gạt bỏ (thưc tế là do nghèo khó), và nhận được sự cảm thông rồi gây tiếng cười.
- Lời đối đáp của cô gái: cô gái hài lòng, không đòi hỏi cao sang mà thách cưới những thứ đơn giản (khoai lang)
=> tiếng cười toát ra từ sự lạc quan, yêu đời trước những khó khăn, nghèo khổ.
- Nghệ thuật bài ca dao: lời nói phóng đại, lối nói giảm dần, đối lập và các chi tiết hài hước.
Câu 2: Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng...
Trả lời:
Tiếng cười các bài 2,3,4 khác bài 1 ở chỗ mỗi bài là sự chế giễu một loại người trong xã hội:
- Bài 2. Phê phán thứ đàn ông yếu đuối, không đáng làm trai. Nghệ thuật phóng đại và thủ pháp đối lập.
- Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.
- Bài 4. Chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên nhưng được nhìn qua con mắt người chồng nên có sự cảm thông, nhân từ. Nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú.
Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước.
Trả lời:
Qua các bài ca dao trên , có thể thấy ca dao hài hước thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật như sau:
- Lối nói khoa trương, phóng đại, sự tương phản đối lập.
- Hình ảnh hài hước, chi tiết hàm chứa ý nghĩa.
- Cách nói hóm hỉnh, ý nhị.
- Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy và sâu sắc.
- Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.
[Luyện tập] Câu 1: Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái.
Trả lời:
Qua lời thách cưới của cô gái ta thấy được sự ý nhị, bằng lòng với tình yêu mà mình đã chọn. Đó cũng là sự khéo léo, thông minh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của cô gái. Dù có khó khăn, gian khổ nhưng hai người vẫn đến với nhau vì tình yêu chân thành không dựa trên vật chất.
[Luyện tập] Câu 2: Tìm các bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê pháp thầy bói thầy cúng, thầy phù thủy trong xã hội cũ.
Trả lời:
Chồng còng mà lấy vợ còng,
Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa.
Chồng hen mà lấy vợ hen,
Đêm nằm cò cử như kèn kéo đôi.
- Có nội dung phê phán người đàn ông yếu đuối, lười nhác, thiếu chí khí:
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay uống chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ban ngày thì muốn trời mưa
Ban đêm thì muốn cho thừa trống canh.
- Phê phán thói rượu chè, cờ bạc:
Rượu chè cờ bạc lu bù
Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,
Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này, những chả cùng nem
Ông thầy nói dối đã quen
Nào tôi ăn chả, ăn nem bao giờ.”
Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.