Soạn văn 10 siêu ngắn bài: Hồi trống Cổ thành

Soạn văn 10 siêu ngắn bài: Hồi trống Cổ thành - sgk ngữ văn lớp 10 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Bài tập 1: Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?

Trả lời

Vốn Trương Phi là con người ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co nào, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao nên mặc dù rất nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa, nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bộ anh em, đã phản bội còn rêu rao "nghĩa vườn đào" là hoàn toàn không xứng, là đáng phỉ nhổ, đáng giết. Thế nên vừa nghe tin Quan Công đến, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tắt ... múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

Bài tập 2: Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành?

Trả lời

Đặt tên nhan đề là Hồi trống cổ thành có ý nghĩa:

  • Dựa trên nội dung của truyện và hồi trống cất lên của Trương Phi để thể hiện tấm lòng nghĩa khí của Trương Phi. Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.
  • Hồi trống cũng là thứ giải quyết mọi hiểu lầm của tình huynh đệ. Nên tiếng trống như tiếng thách thức nhưng cũng là tiếng gầm giận dữ, lại những tiếng lòng của nhân vật Trương Phi từ đó ca ngợi tình nghĩa anh em của ba anh em
  • Tiếng trống đó là tiếng trống minh oan chứng minh cho tấm lòng của Trương Phi

Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao? 

Trả lời

Ý kiến trên là có lí. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn, nhưng cũng là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên khi có hồ nghi, Trương Phi muốn nhanh chóng làm rõ mọi sự trắng đen. Tính cách của Trương Phi có điểm tốt là sự cương trực, thẳng thắn, nhưng nó cũng tạo ra sự lỗ mãng và thô bạo.

Bài tập 4: Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?

Trả lời

Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc vì:

  • Đoạn văn sẽ rơi vào tình trạng tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa, đánh mất đi màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.
  • Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.
  • Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com