Bài soạn siêu ngắn: Nhàn - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Nhàn - trang 128 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào?

Trả lời:

Cách sử dụng số đếm linh hoạt, nhịp thơ 2/2/3, hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê => cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận, ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.

Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Trả lời:

Nơi "vắng vẻ": nơi gần gũi với thiên nhiên

chốn "lao xao": chốn quan trường, vụ lợi.

Quan điểm về "dại" và "khôn" của tác giả: mặc kệ lời nói người đời, chỉ muốn ở ẩn nơi yên tĩnh.

Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

Câu 3: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)

Trả lời:

  • Các sản vật: trúc, giá
  • Sinh hoạt: tắm ao, tắm hồ

=> cuộc sống mộc mạc, dân dã như một người nông dân nhưng thong dong, thảnh thơi => cách sống thanh cao

Câu 4: Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị  cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Trả lời:

Nhân cách cảu Nguyễn Bỉnh Khiêm: học bác uyên thâm, không màng danh lợi, tìm đến chốn dân dã, hòa nhập với thiên nhiên => ông là một nhân cách lớn, trí tuệ lớn.

Câu 5: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?...

Trả lời:

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là: xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao ,hòa hợp với tự nhiên.

Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì đấy là một quan niệm tích cực.

[Luyện tập] Câu 1: Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"

Trả lời:

Cuộc sống của nguyễn Bỉnh Khiêm:

Giản dị, đạm bạc: lấy thú câu cá làm vui, ăn măng, ăn giá, tắm ao hồ như một người nông dân, thảnh thơi, thong dong.

Gần gũi với thiên nhiên.

Không màng danh lợi, tranh đoạt quyền lực => lui về ở ẩn, coi tiền bạc danh vọng chỉ là phù du

=> Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuộc sống thanh cao

[Luyện tập thêm] Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trả lời:

Phần tích về cuộc đời nhà thơ: (tham khảo câu 1)

Nghệ thuật sử dụng trong thơ:

  • Phép điệp từ "một": nhấn mạnh sự ít ỏi, tạo nhịp điệu cho câu
  • Thủ pháp đối lập: "dại" >< "khôn", "vắng vẻ" >< "lao xao" => sự khác nhau giữa lối sống của nhà thơ và nhiều người khác.
  • Liệt kê bốn mùa: sự chảy trôi của thời gian
  • Sử dụng điển tích, điển cố
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com