[toc:ul]
1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- Văn học dân gian:
- Thể loại : Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, cao dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể và gắn bó với sinh hoạt hàng ngày.
- Văn học viết:
- Chữ viết sử dụng: chư Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
- Thể loại: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch,...
Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
a) Văn học trung đại
- Sử dụng chữ Hán và chữ Nôm
- Đặc điểm:
- Có giao lưu với các nền văn hoá trong khu vực.
- Ảnh hưởng bởi chữ Hán.
- Chữ nôm được sáng tạo, gắn bó với nhân dân.
b) Văn học hiện đại
- Sử dụng chữ quốc ngữ
- Đặc điểm:
- Ảnh hưởng bởi cả văn hoá phương Đông và phương Tây.
- Có sự khác biệt lớn so với văn học trung đại:
- Các Tác giả chuyên nghiệp
- Báo chí và kĩ thuật in ấn phát triển
- Thể loại: thơ mới, kịch,...
- Bút pháp: hiện thực, sáng tạo
- Văn học Cách Mạng phát triển sôi nổi, đạt được nhiều thành tựu.
Câu 3: Dùng hiểu biết của mình đề làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống...
a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
- Các tác phẩm văn học Việt Nam cho thấy mối quan hệ ở nhiều khía cạnh với thiên nhiên: hung bạo, dữ dội, nhưng cũng tươi đẹp, đáng yêu và là người bạn tri kỷ của con người.
b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
- Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam yêu nước nồng nàn, yêu quê hương và gia đình thắm thiết. Sẵn sàng hy sinh tính mạng để đòi tự do, hoà bình, giữ cho non sông trọn vẹn. Ngoài ra còn đề cao các truyền thống lâu đời của dân tộc.
c. Phản ánh mối quan hệ xã hội
Cất lên tiếng nói tố cáo các thế lực bóc lột và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột, ước mơ về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp.
d. Phản ánh ý thức về bản thân
Văn học nhấn mạnh đạo lí làm người, kết hợp tâm và thân. Tùy vào hoàn cảnh lịch sử mà đề cao mặt này, mặt kia.