[toc:ul]
Bài tập 1: Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.
Trả lời
- Lòng bốn phương” nghĩa chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.
- Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.
- Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường, thoắt....
Bài tập 2: Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lòi nói với Thúy Kiều như thế nào?
Trả lời
Trong lời nói với Kiều, Từ Hải đã bộc lộ lí tưởng:
- Là một người hiểu biết, một lòng một dạ mình dành cho Kiều tình cảm sâu sắc, coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là ‘Tâm phúc tương tri” của mình
- Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.
Bài tập 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của ván học trung đại không?
Trả lời
Để miêu tả nhân vật Từ Hải tác giả sử dụng bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá:
- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người
- Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng dong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...
- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.
Đây là cách tả phổ biến của ván học trung đại.