Bài soạn siêu ngắn: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - trang 135 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

I. Ẩn dụ

  • Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 1: Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi...

Trả lời:

a.

  • Thuyền: chỉ người con trai, bến: chỉ người con gái => tình cảm nhớ nhung, đợi chờ thủy chung của người con gái với người con trai. 
  • Cây đa, bến cũ: chỉ người con gái, con đò: chỉ người chàng trai => cô gài vẫn chung thủy chờ đợi nhưng chàng trai lại có người khác.

b. Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật). Giống nhau ở chỗ đều  mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở. 

Câu 2: Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích sau...

Trả lời:

(1)" lửa lựu": hoa lựu nở đỏ như lửa: sức sống mãnh liệt  cảnh vật mùa hè 

(2)"thứ văn nghệ ngòn ngọt", "  sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật","  tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại": sự lãng mạn, thoát li hiện thực của văn chương.

(3)"giọt long lanh": giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại => sức sống của mùa xuân mãnh liện tràn đầy.

(4)" thác": khó khăn trở ngại, " thuyền": ý chí, nghị lực của con người

(5"phù du": cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích; "phù sa": cuộc sống có ích.

Câu 3: Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và viết câu văn có dùng phép ẩn dụ

Trả lời:

1. Tôi ghét cái mũi cà chua của mình. (mũi cà chua: mũi đỏ và to như quả cà chua)

2. Người xưa vẫn thường quan niệm tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 

II. Hoán dụ

Câu 1: Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi...

Trả lời:

a.

  • Đầu xanh: ý nói người còn trẻ.
  • Má hồng: người phụ nữ trẻ đẹp (Thúy Kiều)
  • Áo nâu: Người nông dân.
  • Áo xanh: tầng lớp công nhân, lao động

b. Khi chúng ta gặp phải một đối tượng đã bị tác giả thay đổi cách gọi tên, để hiểu đúng được đối tượng ấy, ta phải xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy (một bộ phận, tính chất,...) => chính là phép tu từ hoán dụ.

Câu 2: Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giàu không thôn nào. a. Câu thơ trên có cả ẩn dụ và hoán dụ. Anh chị hãy phân biệt hai phép tu từ đó...

Trả lời:

a.

  • “thôn Đoài”: chỉ người ở thôn Đoài, “thôn Đông”: chỉ người ở thôn Đông => phép hoán dụ lấy tên địa danh để chỉ người ở địa danh đó. 
  • “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”: "cau" và "trầu'' ẩn dụ cho hai người đang yêu nhau (đều là mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời).

b. Câu ca dao "Thuyền ơi có nhớ bến chăng...?" sử dụng phép ẩn dụ kín đáo sâu xa. "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông" sử dụng phép hoán dụ mới mẻ phù hợp với cách nói lấp lửng bóng gió trong tình yêu. Những liên tưởng này tạo ra nét đẹp riêng và sự thích thú, hấp dẫn cho mỗi câu thơ.

Câu 3: Quan sát một sự vật, nhân vật quen thuộc và thử đổi tên gọi của chúng theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó.

Trả lời:

Tân là người bạn mà tốt nhất của tôi. Chúng tôi đã bên nhau suốt mười tám năm qua. Nó là người bạn thân tri kỉ của tôi, vừa học giỏi chăm ngoan lại được thầy cô yêu quý. Tôi vẫn gọi nó bằng cái tên trêu đùa là Tân cà chua bởi cái mũi của nó cứ hồng hồng như quả cà chua vậy. Đôi mắt nó đẹp lắm, long lanh, lấp lánh thu huýt cái nhìn của mọi người. Tuy nhìn bề ngoài của nó có vẻ hư hỏng ăn chơi, nhưng thực ra nó rất tốt bụng, sẵn sàng ra tay giúp đỡ người khác khi khó khăn. Dù tôi có khó khăn hay chuyện buồn gì nó cũng không bỏ rơi tôi mà luôn bên tôi, cùng tôi vượt qua tất cả. Tình bạn đẹp chính là thế, chính là luôn bên cạnh nhau san sẻ mọi điều. Nó đúng lag thằng bạn trí cốt của tôi mà.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net