[toc:ul]
I. Kết cấu của văn thuyết minh
Trả lời câu hỏi:
a. Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Mục đích: Giới thiệu lễ hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hóa của nó.
Văn bản Bưởi Phúc Trạch:
- Đối tượng: bưởi Phúc Trạch.
- Mục đích: giới thiệu đặc điểm hình dáng của bưởi Phúc trạch
b.
- Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: thời gian, địa điểm diễn ra, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội.
- Văn bản Bưởi Phúc Trạch: miêu tả hình dáng bên ngoài, hương vị bên trong, giá trị dinh dưỡng và danh tiếng của bưởi Trúc Bạch.
c.
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.
- Bưởi Phúc Trạch: kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic và quan hệ nhân quả.
d.
- Kết cấu theo trình tự thời gian
- Kết cấu theo trình tự không gian
- Kết cấu theo trình tự logic
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
Câu 1: Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng ( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão anh chị chọn hình thức kết cấu nào
Trả lời:
Khi thuyết minh bài „Tỏ lòng“ của Phạm Ngũ Lão nêu chọn hình thức kết cấu hỗn hợp.
Các ý chính:
- Tác giả
- Tác phẩm
- Nội dung của bài thơ: niềm tự hào và khát vọng lập công danh. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
Câu 2: Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
Trả lời:
Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:
- Địa điểm, nguồn gốc lịch sử.
- Miêu tả vẻ đẹp của di tích.
- ý nghĩa, giá trị của di tích.
Ta có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa - gần, ngoài - trong...