Bài soạn siêu ngắn: Nhưng nó phải bằng hai mày - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Nhưng nó phải bằng hai mày - sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’.

Trả lời:

  • Tình huống tạo sự gay cấn cho cây chuyện là thầy lí đã đồng thời nhận hối lộ từ hai phía nhưng vì Cải hối lộ ít hơn nên vẫn bị phạt.
  • Câu chuyện có sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ": lời nói (ai cũng nghe và hiểu), động tác (chỉ có thầy lí hiểu)
=> tạo sự hài hước, thú vị cho câu chuyện

Câu 2: Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói cuối truyện của thầy lí.

Trả lời:

Nghệ thuật gây cười trong lời nói cuối truyện thầy lý: lối chơi chữ độc đáo, lí lẽ về lẽ phải của thầy.

Câu 3: Anh/chị đánh giá như nào về nhân vật Ngô và Cải?

Trả lời:

  • Họ là thủ phạm, tự đút lót cho thầy lí => hủy hoại chính mình và dần dần hủy hoại xã hội.
  • Họ là nạn nhân của nạn quan liêu thời phong kiến => Họ cũng rất đáng thương.
=> Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải.

[Luyện tập] Câu 1: Hãy phân tích cả hai truyện cười (Tam đại con gà và Nó phải bằng hai mày) để làm rõ những đặc trưng của thể loại truyện cười.

Trả lời:

Cả hai bài đều gây cười dựa vào cách xây dựng tình huống truyện hài hước, nhưng cũng là dựa vào những thói hư tật xấu có thật trong xã hội:

  • Phê phán kẻ đã giốt lại còn dấu và còn khoe khoang
  • Lật tẩy thói quan liêu và bộ mặt xã hội phong kiến.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com