[toc:ul]
Câu 1: Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, anh (chị) hãy phân tích: a) Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ...
Trả lời:
Những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương: xây thành, được Rùa vàng giúp, đánh Thắng Triệu Đà nhờ nỏ thần,...
a) Thần Linh giúp An Dương Vương vì nhà vua có ý thức bảo vệ đất nước trước kẻ thù, hết lòng vì dân vì nước đáng kính trọng.
b) Sự mất cảnh giác của An Dương Vương:chấp nhận cầu hòa và còn gả con gái cho con trai kẻ từng xâm lược đất nước, lại cho Trọng Thủy ở rể. Nhà vua cũng chủ quan, ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần nên vẫn ung dung khi kẻ địch tiến sát vào thành.
c) Sự sáng tạo của tác giả dân gian cho thấy sự kính trọng với nhà vua, phê phán Mị Châu và có thái độ rạch ròi về cái sai của Mị Châu. Đồng thời họ cũng tự xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu 2: Về việc Mị Châu lén đưa cho Trong Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước. / Mị Châu làm theo ý...
Trả lời:
Mị Châu cả tin đem bí mật quốc gia tiết lộ cho Trọng Thủy, Khi vua cha thất bại, lại bị tình cảm làm lu mờ lí trí, vẫn chưa nhận ra được bản chất của kẻ thù mà vẫn chỉ đường cho giặc đuổi giết khiến cả hai người rơi vào bước đường cùng. Mị Châu đã trả giá bằng mạng sống của mình
=> Nàng thuận theo tình cảm vợ chồng nhưng lại bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.
Câu 3: Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu của nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch...
Trả lời
- Mị Châu bị kết tội và chém đầu. Đây là kết cục rõ ràng của lịch sử với kẻ phản bội. Điều này xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng khao khát với độc lập, tự do của người Việt ta.
- Khi Mị Châu chết, máu của nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch cho thấy sự bao dung và cảm thông với sự ngây thơ của nàng.
- Bài học: luôn cảnh giác cao độ với kẻ thù, rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và nghĩa vụ với đất nước.
Câu 4: Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai - giếng nước”?
Trả lời:
Hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” tượng trưng cho sự ngây thơ trong trắng của Mị Châu và sự hối hận của Trọng Thủy. “khi lấy nước ở giếng rửa ngọc trai thì ngọc lại càng thêm sáng đẹp” => sự hóa giải tình cảm của họ ở thế giới bên kia.
Câu 5: Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hóa như thế nào?
Trả lời
- Cốt lõi lịch sử: An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thất bại của nhà nước Âu Lạc trước sự xâm lăng của Triệu Đà.
- Cốt lõi lịch sử ấy được thần kì hóa với các chi tiết kì ảo khiến câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và thể hiện sự bao dung, thái độ dứt khoát của nhân dân trước các nhân vật lịch sử với tất cả những gì đã xảy ra.
[Luyện tập] Bài tập 1: Có hai cách đánh giá như sau: a) Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối./ b) Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” ...
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến (b): Trọng Thủy thực chất có tình cảm chân thành với Mị Châu nhưng vì lợi ích quốc gia nên chàng đành đặt gánh nặng đất nước lên trên. Cái chết là minh chứng cho sự dằn vặt của Trọng Thủy. Mị Châu cũng yêu chàng thật lòng nhưng bị tình yêu đó làm lu mờ ý chí, dẫn đến mất nước.
[Luyện tập] Bài tập 2: An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vật nói lên điều gì trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta?
Trả lời:
- Cách xử lí như vậy đã cho thấy đạo lí truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Đó chính là sự bao dung và tha thứ.
- => Ta thấy được thái độ rạch ròi của nhân dân giữa việc chung của cộng đồng và việc riêng của cá nhân. An Dương Vương là vua nên phải xử tội kẻ phản bội dù đó là con gái mình. Nhưng họ vẫn là cha con, nên nhân dân đã lập đền thờ họ cạnh nhau hy vọng họ sẽ bên nhau sau khi từ giã cõi đời này.
[Luyện tập] Bài tập 3: Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
Trả lời:
Một số bài thơ về Mị Châu - Trọng Thủy: Bài Mị Châu - Trọng Thủy của Vân Thê, bài Chiếc áo lông ngồng (Đinh Hoàng Anh)