[toc:ul]
Câu 1: Nêu những điểm chung và điểm riêng của hai thành phần văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.
Trả lời:
- Điểm chung: do người Việt sáng tác, dựa trên cơ sở văn tự chữ Hán, phản ánh tích cực các vấn đề đời sống và tình cảm, đạt thành tựu xuất sắc.
- Điểm riêng:
- Văn học chữ Hán: đa dạng ở thể loại, được các triều đại phong kiến coi trọng.
- Văn học chữ Nôm: Ra đời muộn, chủ yếu là thơ, không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng được đề cao bởi nhân dân.
Câu 2: Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II, lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại theo mẫu sau:
Câu 3: Nêu một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
Trả lời:
1. Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng: Nam Quốc Sơn Hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên đô chiếu, Bình Ngô đại cáo => tư tưởng yêu nước, yêu dân căm thù giặc
2. Nội dung chủ nghĩa nhân đạo: Truyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên => lòng thương người, tố cáo tội ác, khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa.
3. Cảm hứng thể sự: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê Nhất thống chí => phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến
Câu 4: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật? Từ đó hãy chỉ ra cách đọc văn học trung đại có điểm gì khác với cách đọc văn học hiện đại.
Trả lời:
Các đặc điểm lớn về nghệ thuật:
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm:
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
- Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài, chủ yếu từ văn học Trung Quốc: sử dụng chữ Hán sáng tác và các thể loại thơ
Văn học trung đại khác với cách đọc văn học hiện đại: văn học trung đại cần nhớ các điển tích, điển cố thi liệu,...phải ngâm cứu lâu mới hiểu thấm và ghi nhớ các tình hình lịch sử đương thời.