[toc:ul]
a) Đối tượng thuyết minh của văn bản là tiểu sử, sự nghiệp nhà sư Ma-su- ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư, một thể thơ đặc sắc, độc đáo của Nhật Bản.
b) Bố cục:
c) Điều khác biệt ở thơ hai-cư là có số từ vào loại ngắn nhất, chỉ có 17 âm tiết, ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm - 7 âm - 5 âm. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai cư về ngôn ngữ không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, chừa ra rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương đông, từ đó trở thành một đóng góp rất lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.
a) Vấn đề thuyết minh: về vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội - đền Ngọc Sơn.
So sánh với các văn bản thuyết minh khác đã dẫn trong SGK (Nhà sàn, Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Nhật Bản M. Ba-sô), ta thấy được văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội tạo nên sự khác biệt đó là : vừa thuyết minh kiến trúc của đền Ngọc Sơn vừa ca ngợi nét đẹp, thơ mộng của danh thắng ấy.
b) Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ "tả thanh thiên "(viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên" bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước. Tháp Bút, Đài Nghiên thể hiện tinh thần Đạo Nho, không những thế mang dấu ấn tâm linh vừa thể hiện một tâm hồn yêu cái đẹp và cái thiện của nhân dân ta.