Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 11: Sáng tháng Năm. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài đọc: Sáng tháng Năm
Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ
Luyện viết bài văn kể lại một câu chuyện
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS nghe một bài hát về Bác Hồ. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Bài đọc: Sáng tháng Năm. + Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ. + Luyện viết bài văn kể lại một câu chuyện. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Sáng tháng Năm a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Sáng tháng Năm với giọng đọc tha thiết, tình cảm, thể hiện sự lưu luyến đặc biệt của tác giả bài thơ – nhà thơ Tố Hữu với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đọc đúng nhịp thơ; biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm trạng ngữ. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại khái niệm trạng ngữ của câu. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: + Trạng ngữ là gì? + Trạng ngữ thường đứng ở đâu? Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn kể lại một câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV mời 1 – 2 HS nêu cấu tạo của bài văn kể lại một câu chuyện. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Sáng tháng Năm. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về trạng ngữ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. + Kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện. + Nội dung bài đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của Bác Hồ (VD: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói,… của Bác Hồ). + Thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với Bác Hồ qua câu chuyện. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Sáng tháng Năm để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. + Ôn lại các kiến thức đã học về trạng ngữ. + Hoàn chỉnh bài văn kể lại câu chuyện về Bác Hồ. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời: + Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,… của sự việc nêu trong câu. + Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy. - HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời. * Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. * Thân bài: + Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện. + Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật. * Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – c. Bài 2: a. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội. à Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ nơi chốn. b. Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn. à Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ thời gian. c. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng. à Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ mục đích. d. Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán. à Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ nguyên nhân. Bài 3: VD: - Mùa hè, cả gia đình em cùng nhau đi biển. - Ở trường, thầy cô luôn chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích. - Vì cô giáo nghiêm khắc, các em học sinh rất chăm chỉ làm bài tập về nhà. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 11: Sáng tháng Năm, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 11: Sáng tháng Năm