Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Chủ đề 1. Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam
Chủ đề 2. Một số dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam
Chủ đề 3. Cảnh đẹp quê hương
Chủ đề 4. Vẻ đẹp trong cuộc sống
Chủ đề 5. Những kỉ niệm đẹp
Chủ đề 6. Mái trường yêu dấu
Chủ đề 7. Môi trường xanh - sạch - đẹp
Chủ đề 8. Quê hương thanh bình
Một số thuật ngữ dùng trong sách
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận định được một số hình thức biểu hiện của điêu khắc đình làng (chạm khắc gỗ, tượng tròn).
- Biết và giới thiệu về vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng.
- Biết về giá trị thẩm mĩ của di sản mĩ thuật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
- Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực riêng:
- Biết cách mô phỏng, khái thác vẻ đẹp của tượng, phù điêu ở đình làng bằng vật liệu sẵn có.
- Khai thác được vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng để thiết kế một món quà lưu niệm.
- Sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D bằng hình thức nặn hoặc đắp nổi.
3. Phẩm chất
- Có tình cảm yêu quý những di sản mĩ thuật của quê hương, đất nước.
- Yêu thích vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.
Tải giáo án mĩ thuật 2 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, clip giới thiệu về chạm khắc gỗ, tượng tròn ở đình làng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT mô phỏng hoặc khai thác vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
b. Đối với học sinh
- SGK Mĩ thuật 4.
- Vở bài tập Mĩ thuật 4.
- Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video sau: www.youtube.com/watch?v=KehaY4JDrE s&t=92s&ab_channel=B%C3%ACnhAn - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật chạm khắc đình làng Việt sau khi xem video? - GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Đình là nơi chứng kiến những cảnh sinh hoạt, những thay đổi trong đời sống của nông thôn Việt Nam. Mái đình làng là một trong những nét văn hóa độc đáo của làng quê Việt Nam đã có từ bao đời nay. Để tìm hiểu về vẻ đẹp của kiến trúc đình làng, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay – Chủ đề 1: Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, - HS nhận biết được sự đa dạng, phong phú về tạo hình trong điêu khắc đình làng. - HS nhận biết được hình thức thể hiện trong điêu khắc đình làng. - HS nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng. b. Cách tiến hành: Vẻ đẹp tạo hình trong chạm khắc gỗ ở đình làng: - GV cho HS quan sát hình minh họa trong SGK tr.5 hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi trong SGK để nhận ra tạo hình nhân vật trong các bức chạm khắc gỗ: + Có những hình ảnh nào trong hai bức chạm khắc dưới đây? + Điêu khắc đình làng thường được thể hiện bằng chất liệu gì? + Điêu khắc đình làng thường mô tả những nội dung gì trong cuộc sống? - GV mời 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đặt thêm các câu hỏi: + Ngoài các hình minh họa, em còn biết đến những bức chạm khắc gỗ nào? Ở đâu? + Hình tượng nhân vật trong bức chạm khắc gỗ nào ấn tượng với em? Vì sao? + Em sẽ mô phỏng hình ảnh ở bức chạm khắc nào trong phần thực hành của mình? - GV mời 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV trình chiếu hình ảnh đình làng để HS quan sát: Nghê sánh đôi với phượng trong mảng trang trí ở đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh) Rồng, Phượng, Hổ phù… trên con rường ở xà nách đình làng Nội Hạc, Bắc Giang. Mảng chạm rồng thể hiện thần thái uy nghi, nhưng cũng rất gần gũi đình Chu Quyến (Hà Nội) - GV nhận xét, bổ sung. - GV có thể cho HS xem video sau: youtube.com/watch?v=qJevDCoWPcw&ab_channel=B%C3%A1o%C4%91i%E1%BB%87nt%E1%BB%ADVOV Vẻ đẹp tạo hình trong tượng tròn ở đình làng - GV cho HS quan sát và tìm hiểu tượng chó đá trong khu vực quần thể đình, chùa Địch Vĩ – SGK tr.6: - GV đặt câu hỏi: + Chất liệu để làm tượng là gì? + Tượng có giống hình ảnh con chó thật không? Vì sao? + Tượng con chó có đặc điểm gì? - GV mời 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV trình chiếu một số hình ảnh khác Chó đá canh đình Phù Trung (Đan Phượng, Hà Nội) được người dân coi là thần cẩu. - GV tóm tắt và bổ sung theo nội dung ở phần Em có biết? – SGK tr.6: Đình làng là nơi: + Mục đích: thờ người có công với đất nước, thần linh, Thành hoàng làng. + Đặc điểm: • Trang trí nhiều mảng phù điêu chạm khắc. • Đề tài: gắn liền với đời sống làng quê nông thôn như: hoa lá, cây cỏ,… hoặc những sinh hoạt đời thường của cuộc sống nông thôn: tắm ao, kéo co, chèo thuyền, chọi gà, đấu vật,… hoặc hình ảnh linh vật: rồng, phượng,… • Ý nghĩa: phản ảnh mơ ước về sự yên bình, hành phúc; thể hiện tinh thần lạc quan vào cuộc sống của nhân dân. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động: - HS biết được các bước cơ bản khi khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT. - HS thực hiện được SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở mức độ đơn giản theo hình thức đắp nổi hoặc nặn. b. Cách tiến hành - GV cho HS phân tích các bước thực hiện SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở SGK tr7, 8. - GV chia lớp thành các nhóm (3 – 4 HS), yêu cầu HS quan sát Hình trong SGK tr7, 8 và cho biết: + Nhóm chẵn: Hãy nêu các bước khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT theo hình thức đắp nổi. + Nhóm lẻ: Hãy nêu các bước khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT theo hình thức nặn. - GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trả lời. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Tạo hình nhân vật trong sản phẩm mĩ thuật có dựa theo nguyên mẫu hay đã được thay đổi? Hãy chỉ ra những điểm thay đổi. + Có rất nhiều hình thức khai thác vẻ đẹp từ di sản văn hóa trong thực hành, sáng tạo. Em sẽ chọn hình thức nào để thể hiện sản phẩm mĩ thuật của mình? - GV cho HS đọc phần Em có biết? – SGK tr.8. - GV tổ chức cho HS thực hành làm SPMT theo yêu cầu của chủ đề - SGK tr.9: Em hãy khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong thực hành, sáng tạp sản phẩm mĩ thuật theo cách phù hợp. Gợi ý: + Hình thức: cá nhân hoặc theo nhóm (2 – 4 người). + Cách chọn nội dung: lựa chọn hình tượng trong điêu khắc đình làng để mô phỏng hoặc sáng tạo thêm theo sự thảo luận nhóm. + Lựa chọn vật liệu và hình thức thể hiện. - GV cho HS thảo luận trong vòng 2 phút và gọi đại diện mỗi nhóm trình bày về ý tưởng của nhóm mình. - GV cho HS xem lại một số hình ảnh và SPMT liên quan đến chủ đề. Nét chạm đầy khoáng đạt, sống động như võ quan xung trận. Mèo vờn chuột ở đình Mậu Duyệt. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, các nhóm qua phần trả lời câu hỏi gợi ý trong SGK. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: + Sản phẩm của bạn thực hiện theo hình thức nào? + Vẻ đẹp của điêu khắc đình làng được thể hiện như thế nào trong sản phẩm mĩ thuật của bạn? (Hình khối, màu sắc, chất cảm,…) + Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV gợi ý dựa theo SPMT của HS để nhận biết rõ hơn về việc mô phỏng, sáng tạo trong phần thực hành: + Em đã khai thác vẻ đẹp của hình tượng nào? Hình tượng đó ở điêu khắc đình làng nào? + Em đã sử dụng hình thức thể hiện nào? (đắp nổi/nặn). + Phần sáng tạo hay mô phỏng SPMT của em là gì? - GV mời đại diện các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. - GV nhận xét và đánh giá. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động: - HS thực hiện được việc khai thác vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng để trang trí một món quà lưu niệm. - Hình thành khả năng kết nối tri thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát các bước khai thác, trang trí một chiếc cúp thể thao trong SGK tr.10. - GV hướng dẫn: + Lựa chọn vật liệu để tạo dạng sản phẩm. + Lựa chọn hình thức thực hiện phù hợp với chất liệu. + Lựa chọn vị trí và hình ảnh để trang trí. + Lựa chọn màu sắc để tạo hòa sắc hài hòa. - GV mời HS mô tả các bước thực hiện SPMT. - GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm. - GV quan sát và hỗ trợ để HS hoàn thành SPMT của mình. * TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ - GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau: + Nhóm em/ em đã khai thác những tạo hình nào trong điêu khắc đình làng để thực hành, sáng tạo SPMT? + Trong các SP em thực hiện, em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? + Hãy giới thiệu vẻ đẹp của điêu khắc đình làng và SPMT em đã thực hiện với bạn bè, người thân trong gia đình. - GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ cảm nhận của mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học ở Chủ đề 1. + Tìm thêm tranh ảnh chạm khắc đình làng Việt. + Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 2: Một số dạng không gian trong tranh dân gian Việt Nam. |
- HS quan sát video và trả lời câu hỏi: Những mái đình làng được chạm khắc rất tinh xảo và tỉ mỉ. Những mái đình làng thường được chạm khắc hình các con vật như tứ linh: long, ly, quy, phụng, lân, nghê,… hoặc hình ảnh cá chép, hổ,… Chất liệu chủ yếu là gỗ.
- GV quan sát hình.
- HS thảo luận và trả lời: + Những hình ảnh trong hai bức tranh là: con người, thần tiên, con vật (voi),… + Chất liệu: gỗ. + Nội dung: mô tả cảnh sinh hoạt dân gian của làng quê Việt Nam như tắm, ăn, ở, săn bắt, đuổi thú rừng,…
- HS trả lời.
- HS xem video
- HS quan sát.
- HS trả lời: + Chất liệu: tượng đá. + Tượng không giống hình ảnh chó thật vì tượng được chạm khắc từ trí tưởng tượng thông qua truyền thuyết của người xưa + Đặc điểm: cao 1,4m; dưới chân có một đàn chó nhỏ;
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS thực hiện.
- HS trả lời: + Các bước khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT theo hình thức đắp nổi: • Bước 1: Nặn từng bộ phận của con voi. • Bước 2: Gắn từng bộ phận đã nặn thành hình con voi. • Bước 3: Nặn từng bộ phận người cầm cày. • Bước 4: Gắn từng bộ phận đã nặn thành hình người cầm cày. • Bước 5: Ghép các hình đã nặn thành sản phẩm hoàn chỉnh. + Các bước khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT theo hình thức nặn: • Bước 1: Nặn hình dáng chung • Bước 2: Nặn các chi tiết trang trí. • Bước 3: Ghép các hình đã nặn thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- HS trả lời: + Tạo hình nhân vật dựa theo nguyên mẫu nhưng được sử dụng màu sắc để sản phẩm trở nên rực rỡ hơn.
- HS đọc. - HS thực hành cá nhân hoặc theo nhóm.
- HS trình bày ý tưởng của nhóm.
- HS quan sát để có thêm ý tưởng cho nhóm mình.
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi dựa theo SPMT của nhóm mình.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát hình.
- GV lắng nghe hướng dẫn. - GV lắng nghe và thực hiện. - HS chia sẻ.
- HS thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tiếp thu và cố gắng hơn. - HS ghi chú. |
TRỌN BỘ 5 MÔN CHỦ NHIỆM: TOÁN, TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, KHOA HỌC, HDTN