A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là sản xuất thực phẩm an toàn?
- Không lạm dụng thuốc trừ sâu.
- Không lạm dụng phân bón hóa học với cây trồng.
- Không sử dụng thuốc tăng trọng đối với vật nuôi.
- Sử dụng thuốc kích thích để rau củ nhanh lớn.
Câu 2: Nơi bảo quản thức ăn tươi sống tránh ôi thiu là
- Tủ lạnh.
- Tủ gỗ.
- Thùng rác.
- Nồi cơm điện.
Câu 3: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, thức ăn cần được
- Nấu chín.
- Khử trùng, khử khuẩn.
- Tách riêng thịt, cá, rau củ, quả,… khi bảo quản.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Có bao nhiêu công đoạn để có được thực phẩm an toàn
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 5: Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo … (1)… và …(2)… của mỗi chúng ta.
Từ còn thiếu trong chỗ trống là
- (1) tính mạng, (2) sức khỏe.
- (1) sức khỏe, (2) tính mạng.
- (1) sức khỏe, (2) tài sản.
- (1) tài sản, (2) sức khỏe.
Câu 6: Sử dụng thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến
- Ngộ độc thực phẩm.
- Ung thư.
- Các bệnh khó chữa
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Thực phẩm an toàn là gì?
- Thực phẩm an tòan là thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.
- Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất và chế biến chưa hợp vệ sinh; có chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.
- Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất và chế biến hợp vệ sinh; có chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.
- Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất và chế biến chưa hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người.
Câu 8: Đâu là dấu hiệu nhận biết thực phẩm không an toàn?
- Màu sắc tươi.
- Mùi đặc trưng của sản phẩm.
- Xuất hiện nấm mốc.
- Còn hạn sử dụng.
Câu 9: Khi mua sản phẩm đóng hộp, để biết được thực phẩm trong đó có an toàn hay không ta cần xem
- Nơi sản xuất.
- Hạn sử dụng.
- Thành phần, nguyên liệu.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Nếu sử dụng thực phẩm không an toàn trong thời gian dài có thể gây ra
- Viêm da.
- Ung thư và các bệnh khó chữa.
- Ung thư.
- Bệnh sốt rét.
Câu 11: Đâu không phải biểu hiện của ngộ độc thực phẩm?
- Nôn.
- Tiêu chảy.
- Suy hô hấp.
- Nấm da đầu.
Câu 12: Hạn sử dụng của hộp sữa sau là ngày nào?
- Ngày 11 tháng 8.
- Ngày 14 tháng 10.
- Ngày 02 tháng 10.
- Ngày 14 tháng 8.
Câu 13: Những loại đồ khô như mực khô, cá khô,…đã được bảo quản bằng cách
- Phơi khô
- Ngâm đường
- Để trong phòng bếp
- Kho tàu.
Câu 14: Một số cách bảo quản thực phẩm là
- Ngâm đường
- Sấy khô
- Dùng tủ lạnh
- Cả A, B, C
Câu 15: Có thể bảo quản thực phẩm bằng phương pháp
- Sấy khô
- Giữ trong điều kiện chân không (loại bỏ hoàn toàn không khí)
- Để trong môi trường có nhiệt độ cao
- Cả A và B
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Bằng mắt thường, em hãy cho biết thực phẩm nào là thực phẩm an toàn?
Câu 2: Tại sao không nên ăn đồ ăn đã hết hạn sử dụng?
- Vì loại đồ ăn này có thể bị nhiễm khuẩn, nấm mốc gây hại cho sức khỏe.
- Vì đồ ăn sẽ không còn ngon nữa.
- Vì đồ ăn đã mất hết giá trị dinh dưỡng
- Cả A, B, C.
Câu 3: Tại sao không nên ăn khoai tây đã mọc mầm?
- Khoai tây mọc mầm không còn ngon.
- Khoai tây đã mọc mầm chứa độc tố.
- Khoai tây mọc mầm mất hết chất dinh dưỡng.
- Khoai tây mọc mầm đã bị nhiễm khuẩn.
Câu 4: Tại sao không nên ăn thức ăn có nấm mốc?
- Thức ăn có nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.
- Thức ăn có nấm mốc tăng thêm mùi vị của món ăn.
- Thức ăn có nấm mốc mất tăng thêm sự bắt mắt của món ăn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tại sao khi thức ăn bị nhiễm nấm mốc, ta nên bỏ hoàn toàn kể cả phần chưa xuất hiện nấm mốc?
- Nấm mốc tạo ra một lượng độc tố lan tỏa trong toàn bộ thực phẩm.
- Có những phần nầm mốc không thể nhìn được bằng mắt thường.
- Phần chưa nhiễm nấm mốc có thể ăn được nhưng không còn mùi vị thơm ngon.
- Cả A và B
Câu 6: Tại sao khi bảo quản nên tách riêng rau củ quả và các thực phẩm tươi sống như thịt, cá?
- Vì mỗi nhóm thức ăn sẽ có nhiệt độ bảo quản và cách thức bảo quản khác nhau.
- Vì bảo quản chung, thực phẩm có thể bị lẫn mùi vị.
- Vì thịt, cá có thể lan mùi và vi khuẩn sang rau củ, quả.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Tại sao không cần thiết phải rửa sạch thức ăn trước khi bảo quản trong tử lạnh?
- Vì độ ẩm sẽ khiến thực phẩm nhanh hỏng hơn.
- Vì nước cũng chứa các loại vi khuẩn.
- Vì nước làm trôi mất lớp bảo vệ của thực phẩm.
- Vì rửa sẽ làm tăng độc tố trong sản phẩm.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Đa số các loại rau củ quả ăn trong tuần nên bảo quản ở đâu để tránh hư hỏng?
- Ngăn đông đá tủ lạnh
- Ngăn mát tủ lạnh.
- Lò vi sóng.
- Lò nướng.
Câu 2: Hay nối các thức phẩm trong cột A phù hợp với nội dung của cột B
A | B | |
1. | a) Thực phẩm an toàn | |
2. | ||
3. | b) Thực phẩm không an toàn | |
4. |
- 1, 2, 3-a; 4-b.
- 1, 3-a; 2, 4-b.
- 3-a; 1, 2, 4- b.
- 1, 2, 4-a; 3-b.
Câu 3: Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật?
- Chất đạm từ động vật có nhiều thành phần cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể khó hấp thụ
- Chất đạm từ thực vật cơ thể dễ hấp thụ nhưng thiếu một số chất dinh dưỡng
- Khi kết hợp chất đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật giúp các món ăn ngon hơn
- Cả A và B
Câu 4: Nếu hôm nay là ngày 17/01/2023, trong thực phẩm có hạn sử dụng ngày bao nhiêu ta có thể sử dụng an toàn?
- Trước ngày 17/01/2023.
- Sau ngày 17/01/2023.
- Đúng ngày 17/01/2023.
- Ngày nào cũng có thể sử dụng an toàn.