Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Câu hỏi 2. Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Câu hỏi 3. Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn" để làm việc gì.

Câu hỏi 4. Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Câu hỏi 5. Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ÿ của tác giả khi nhằm vào nhóm đổi tượng này.

Câu hỏi 6. Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Câu trả lời:

Câu hỏi 1.

Bài thơ “Lai tân” của Hồ Chí Minh thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật. Căn cứ vào thể thơ gồm có 4 câu thơ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài thơ ta thấy câu thơ thứ 2 hiệp vần với câu thứ 4 ở vần “iên” - “tiền - thiên”, bốn câu thơ được sắp xếp theo thứ tự khai - thừa - chuyển - hợp với quy luật bằng trắc.

Câu hỏi 2.

Qua bản phiên âm của bài thơ “Lai tân”, em thấy được mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam là đánh bạc - “thiên thiên đố”, cảnh trưởng thì ham ăn tiền của phạm nhân - “giải phạm tiền”.

Câu hỏi 3. 

Sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả không phải muốn dành lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ mà đó chính là lời khen đểu, lời răn đe, ý muốn phơi bày việc xấu của tên huyện trưởng. Theo em, Huyện trưởng “chong đèn” để thực hiện hành động mờ ám đó có thể là hút thuốc phiện.

Câu hỏi 4. 

Giọng điều trào phúng ở câu thơ thứ ba là lời khen mang tính chất phê phán, lên án hành động “bẩn” của tên huyện trưởng. Huyện trưởng “chong đèn” ngỡ là đang chìm đắm trong công việc không lúc nào nghỉ ngơi, nhưng lại là chìm đắm trong khói thuốc phiện. Từ đó ta thấy được huyện trưởng là người thiếu trách nhiệm, thờ ơ với công việc. Đến hắn còn như vậy thì bảo sao xã hội không suy tàn, mục rữa.

Câu hỏi 5. 

- Nhân vật ban trưởng nhà giam: là con người thi hành pháp luật, cai quản trốn ngục tù nhưng lại đánh bạc với tù nhân.

- Nhân vật Cảnh trưởng kiếm ăn quanh: là một kẻ chuyên bóc lột, cướp cạp, sống nhờ máu của tù nhân, hành động dơ bẩn, tán ác.

- Nhân vật Huyện trưởng: tên huyện trưởng suốt ngày chong đèn thâu đêm cứ ngỡ là bận trăm công nghìn việc nhưng thực chất là để hút thuốc phiện. Ông ta là người có quyền cao chức trọng mà lại thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc, suốt ngày chìm đắm trong khói thuốc.

=> Các nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhằm phản ảnh hiện thực của bộ máy chính quyền cai trị Lai Tân thối nát, ô uế, không có kỉ cương, thiếu trách nhiệm. Tiếng cười châm điếm trong bài cũng được nổi bật với mẫu thuẫn ở câu cuối.

Câu hỏi 6.

Nội dung câu kết tưởng chừng như sẽ mẫu thuẫn với các câu trước, làm cú đòn mạnh mẽ đánh bại đối thủ. Nhưng với ba tiếng thái bình thiên tạo cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng đến bất ngờ. 

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com