BÀI 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
(10 CÂU)
Câu 1: Quần cư là gì?
Trả lời:
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “quần cư” là “các kiểu phân bố dân cư trong những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nhất định”.
- Quần cư chính là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái đất, bao gồm mạng lưới các đặc điểm dân cư tồn trên một lãnh thổ nhất định.
Câu 2:
a. Phân bố dân cư là gì?
b. Để thể hiện tình hình phân bố dân cư của một khu vực người ta thường sử dụng tiêu chí nào?
Trả lời:
a. Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ sao cho phù hợp với các điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội.
b. Để thể hiện tình hình phân bố dân cư của một khu vực người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số. Tức là số dân cư trú sinh sống trên một đơn vị diện tích thường là km2. Đơn vị tính mật độ dân số là người/km2.
Mật độ dân số = Số người sống trên lãnh thổ/Diện tích lãnh thổ.
Câu 3:
a. Liệt kê các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1 000 người/km2 trở lên.
b. Kể tên các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người.
Trả lời:
- Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1 000 người/km2 trở lên: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hậu Giang.
Câu 1: Trình bày những đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
Trả lời:
Những đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta:
- Phân bố dân cư có sự thay đổi theo thời gian: mật độ dân số của nước ta ngày càng tăng.
- Phân bố dân cư có sự khác nhau theo không gian:
+ Dân cư có sự phân bố khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi: mức độ tập trung dân cư ở đồng bằng cao hơn ở trung du và miền núi.
+ Dân cư phân bố khác nhau giữa các vùng:
+ Dân cư phân bố khác nhau giữa thành thị và nông thôn:
Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%.
Câu 2: Trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở nước ta.
Trả lời:
Sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở nước ta:
Đặc điểm | Quần cư thành thị | Quần cư nông thôn |
Chức năng | Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa – khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông. | Là trung tâm hành chính và văn hóa. |
Hoạt động kinh tế chính | Công nghiệp và dịch vụ. | - Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển. |
Mật độ dân số/Phân bố | - Dân cư tập trung với mật độ cao, tùy theo mức độ đô thị hóa và được phân loại là: thị trấn, thị xã, thành phố. - Ở Việt Nam, quần cư đô thị có mật độ dân số cao hơn quần cư nông thôn. | - Mật độ dân số thấp hơn, phân bố thành loàng, thôn, ấp, bản, buôn, plây, phum, sóc,… |
Kiến trúc cảnh quan | - Nhà ống, nhà cao tầng. - Một số nhà ven đô có nhà biệt thự, nhà vườn. - Một số thành phố như Hà Nội, Huế, Hội An,…có các kiến trúc độc đáo khác. | Có sự thay đổi, gần với quần cư thành thị. |
Câu 3: Vì sao hiện nay quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta đang thay đổi về đặc điểm?
Trả lời:
Hiện nay, quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta đang thay đổi về đặc điểm do:
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
→ Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, làm thay đổi đặc điểm quân cư nông thông và quần cư thành thị.
Câu 1: Vì sao Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?
Trả lời:
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, vì:
- Nguyên nhân về tự nhiên:
+ Là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ 2 sau Đồng bằng sông Cửu Long (1,5 triệu ha).
+ Có hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là hệ thống sông lớn đứng hàng thứ 2 của Việt Nam (sau hệ thống sông Mê Kông).
+ Có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ: là một trong những vùng được khai phá và định cư lâu đời nhất ở nước ta. Nhờ sự thuận lợi về địa hình và khí hậu, con người đã sinh sống ở đây từ hàng vạn năm về trước.
- Nguyên nhân về kinh tế - xã hội:
+ Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa. Ngày nay, trình độ thâm canh trong việc trồng lúa nước ở đây đạt mức cao nhất trong cả nước. Vì vậy, nghề này đòi hỏi nhiều lao động. Trừ các thành phố lớn, những nơi càng thâm canh và có một số nghề thủ công truyền thống thì mật độ dân cư càng đông đúc.
+ Hình thành mạng lưới trung tâm công nghiệp quan trọng, dày đặc. Hà Nội là thành phố triệu dân lớn nhất khu vực phía Bắc. Các thành phố và thị xã khác có số dân đông như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương. Việc phát triển công nghiệp và đô thị góp phần làm tăng mức độ tập trung dân số ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2: Mô tả đặc điểm quần cư tại nơi em sinh sống.
Trả lời:
HS nêu:
- Tên loại hình quần cư.
- Đặc điểm của loại hình quần cư đó.
Câu 1: Cho biết những điểm tích cực và tiêu cực của sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hoạt động kinh tế và chức năng đối với loại hình quần cư nông thôn ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
Những điểm tích cực và tiêu cực của sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hoạt động kinh tế và chức năng đối với loại hình quần cư nông thôn ở nước ta hiện nay:
- Tích cực:
+ Thay đổi về quy mô, số lượng, cấu trúc, chức năng, …
+ Bên cạnh chức năng chính là chế biến các sản phẩm nông nghiệp, hiện nay các quần cư nông thôn Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát triển thủ công nghiệp, lâm nghệ, thể thao, du lịch, …một cách hoàn thiện hơn.
→ Là nhân tố quan trọng khiến cho các quần cư nông thôn ở nước ta ngày càng xích lại gần hơn với quần cư thành thị.
- Tiêu cực:
+ Ảnh hưởng đáng kể đến môi trường: gia tăng ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp không được xử lý, hệ thống thoát nước không được tốt, ô nhiễm không khí,…
+ Cơ sở hạ tầng bị quá tải: các điều kiện về kết cấu hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố, … không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sống tại đô thị.
Câu 2: Trình bày đặc điểm của quần cư.
Trả lời:
Đặc điểm của quần cư:
- Quần cư là sự phân tán của các cá thể trong không gian, gắn liền với quá trình sản xuất và phát triển công nông nghiệp.
- Hiện nay, ở các khu đô thị thường có trình độ sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ) phát triển. Vì vậy, quy mô dân số tại quần cư thành thị tập trung và cao hơn so với vùng nông thôn.
- Do ảnh hưởng của đô thị hóa, các quần cư nông thôn đang có sự chuyển mình đáng kể về quy mô, cấu trúc, chức năng…. Bên cạnh chức năng chính là chế biến các sản phẩm nông nghiệp, hiện nay quần cư nông thôn đang hướng đến mục tiêu phát triển thủ công nghiệp, lâm nghệ, thể thao, du lịch… một cách hoàn thiện hơn.