Giải chi tiết Địa lí 9 Cánh diều bài 9 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hướng dẫn giải chi tiết bài 9 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bộ sách mới Lịch sử và địa lí 9 Cánh diều phân môn Địa lí. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Trung du và miền núi Bắc Bộ (hay Trung du và miền núi phía Bắc) có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội. Thiên nhiên có sự phân hoá giữa Đông Bắc và Tây Bắc, thành phần dân tộc đa dạng, chất lượng cuộc sống được cải thiện,... Vậy những đặc điểm đó được biểu hiện như thế nào? Các ngành kinh tế phát triển và phân bố ra sao?

Bài làm chi tiết:

- Đặc điểm phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc: Địa hình, khí hậu, sông hồ, khoáng sản, sinh vật,...

- Đặc điểm thành phần dân tộc:

  • Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nhất cả nước. 

  • Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến.

  • Trình độ dân trí, trình độ của người lao động và mức sống dân cư trong vùng ngày càng nâng cao.

  • Các dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp..

- Phát triển và phân bố các ngành kinh tế: 

  • Đây là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch.

  • Sự phân bố: phân bố khắp các tỉnh, thành, khu vực của miền Trung du và miền núi Bắc Bộ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 9.1, hãy:

– Xác định vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

– Xác định phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài làm chi tiết:

- Vị trí địa lý: 

  • Nằm ở phía bắc nước ta, 

  • Diện tích tự nhiên khoảng 95,2 nghìn km², chiếm 28,7% diện tích cả nước (năm 2021). 

  • Giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; giáp nước láng giềng Trung Quốc, Lào với nhiều cửa khẩu thông thương.

- Phạm vi lãnh thổ: bao gồm 14 tỉnh, chia thành hai tiểu vùng: Đông Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang) và Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình).

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 9.1, hãy trình bày đặc điểm phân hoa thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Bài làm chi tiết:

- Địa hình:

  • Đông Bắc: Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung; có các dạng đồi điển hình nhất Việt Nam; khu vực giáp đồng bằng sông Hồng địa hình khá bằng phẳng; địa hình cac-xtơ khá phổ biến

  • Tây Bắc: Chủ yếu là núi cao và núi trung bình, hướng tây bắc – đông nam; có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất nước ta; có các cánh đồng thung lũng núi.

- Khí hậu:

  • Đông Bắc: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn

  • Tây Bắc: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn và có sự phân hoá rõ rệt với 3 đai cao.

- Sông, hồ: 

  • Đông bắc: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, với các hệ thống sông như: sông Hồng, sông Kỳ Cùng - Bằng Giang....; có hồ Ba Bể là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

  • Tây bắc: Là thượng nguồn của nhiều con sông với tiềm năng thuỷ điện lớn, trong đó sông Đà có trữ lượng thuỷ năng lớn.

- Sinh vật: 

  • Đông bắc: Có diện tích rừng lớn, tỉ lệ che phủ rừng cao trên 50 % (năm 2021); sinh vật mang tính nhiệt đới, cận nhiệt đới.

  • Tây Bắc: Nguồn sinh vật khá đa dạng, mang tính nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.

- Khoáng sản: 

  • Đông bắc: Giàu khoáng sản, nổi bật là a-pa-tit, sắt, chỉ, kẽm, đá vôi, thiếc, than....

  • Tây Bắc: Tập trung ít khoáng sản hơn, chủ yếu là: đá vôi, pi-rit, đất hiếm, nước nóng, nước khoáng.…

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 9.1, hãy trình bày các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài làm chi tiết:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch.

+ Địa hình, đất: Vùng có địa hình đa dạng (núi cao, các cao nguyên, cánh đồng thung lũng núi), có đất fe-ra-lit đỏ vàng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp, sản xuất lương thực. Địa hình cac-xtơ khá phổ biến, thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và phân hoá theo độ cao địa hình, thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới,... Bên cạnh đó, khí hậu còn đem lại lợi thế để phát triển du lịch với một số điểm du lịch nổi tiếng như: Sa Pa, Mẫu Sơn....

+ Nguồn nước: Vùng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, nhiều sông có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Sông ngòi ở đây còn có giá trị về nuôi thuỷ sản nước ngọt (cá tầm, cá lăng, cá hồi,...), nước tưới cho nông nghiệp. Các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi, hồ tự nhiên, nguồn nước nóng,... tạo điều kiện để phát triển du lịch.

+ Rừng: Vùng có diện tích rừng lớn với nhiều vườn quốc gia có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ sinh thái đa dạng như: Vườn quốc gia Hoàng Liên, Vườn quốc gia Ba Bể,... là cơ sở để phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái....

+ Khoáng sản đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho vùng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản như: a-pa-tit, than, đồng, thiếc, đá vôi,…

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin, hãy nhận xét đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài làm chi tiết:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nhất cả nước. Dân tộc Kinh chiếm gần 44%, các dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái, Mường, H'Mông, Dao....) chiếm hơn 56% dân số của vùng. 

- Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến.

- Trình độ dân trí, trình độ của người lao động và mức sống dân cư trong vùng ngày càng nâng cao.

- Các dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Mỗi dân tộc đều có nét văn hoá riêng nhưng luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin, hãy nhận xét đặc điểm phân bố dân cư của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài làm chi tiết:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có số dân khoảng 12,9 triệu người, chiếm 13,1% dân số cả nước (năm 2021).

- Mật độ dân số của vùng thấp hơn mật độ dân số trung bình cả nước (năm 2021 là 136 người/km²). Mật độ dân số có sự khác nhau giữa trung du và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.... Các tỉnh có mật độ dân số cao là: Bắc Giang (481 người/km²), Phú Thọ (427 người/km²), Thái Nguyên (376 người/km²),... Tỉ lệ dân thành thị chiếm 20,5% trong tổng số dân (năm 2021).

Câu hỏi: Dựa vào thông tin, hãy nhận xét về chất lượng cuộc sống dân cư của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài làm chi tiết:

- Nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm.

- Trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng cũng được nâng cao. Năm 2021, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 90,6 %, tuổi thọ trung bình là 71,2 tuổi.

- Quá trình xây dựng nông thôn mới đã tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống dân cư của vùng: cơ sở hạ tầng được cải thiện, kinh tế phát triển, mức sống người dân tăng, giáo dục, y tế được chú trọng,... Tuy nhiên, ở một số khu vực núi cao, biên giới còn gặp khó khăn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

IV. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 9.2, hãy trình bày tỉnh hình phát triển và phân bổ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nông nghiệp:

+ Phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây dược liệu

  • Cây công nghiệp lâu năm: Trung du và miền núi Bắc Bộ là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước, trong đó chè là cây trồng chủ lực, được trồng nhiều ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,... Thương hiệu chè Shan tuyết Mộc Châu (Sơn La), chè Shan tuyết Hà Giang, chè Tân Cương (Thái Nguyên) nổi tiếng trong nước và thế giới. Mô hình sản xuất hữu cơ, truy xuất nguồn gốc,... đang được triển khai ở một số vùng trồng chè. Trong những năm gần đây, vùng còn phát triển cây cà phê ở Sơn La, bước đầu cho hiệu quả cao.

  • Cây ăn quả: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng cây ăn quả lớn của nước ta. Diện tích trồng cây ăn quả tăng nhanh, cơ cấu đa dạng, bao gồm lê, mận, xoài, nhãn, vải, cam,... Một số cây được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đáp ứng điều kiện xuất khẩu. Cây ăn quả phân bố rộng khắp các tỉnh nhưng tập trung nhiều ở Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình,....

  • Cây dược liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng là vùng trồng dược liệu có quy mô lớn của nước ta (chiếm hơn 67% diện tích cả nước năm 2021). Các loại cây dược liệu chủ yếu là: quế (Yên Bái); hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng,...); tam thất, đương quy, đỗ trọng, thảo quả (Lào Cai, Hà Giang, Sơn La,...).....

+ Chăn nuôi gia súc đứng đầu cả nước về số lượng trâu và lợn: Trâu được nuôi nhiều ở Hà Giang, Điện Biên, Sơn La; Lợn được nuôi nhiều ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Ngoài ra, chăn nuôi bò sữa cũng được chú trọng phát triển, đặc biệt là ở Mộc Châu (Sơn La).

Lâm nghiệp: Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện chính sách giao đất cho người dân và chuyển mạnh sang trồng rừng sản xuất nên diện tích rừng trồng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng mở rộng, năm 2021 đạt 1,6 triệu ha. Nhờ có nhiều chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực chế biến và tiêu thụ lâm sản nên sản lượng gỗ khai thác của vùng cũng tăng, năm 2021 là 5,4 triệu m³.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 9.2, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài làm chi tiết:

a) Khai thác khoáng sản và thuỷ điện

- Một số khoáng sản của vùng đã được khai thác như: a-pa-tiịt ở Lào Cai (năm 2021 đạt 2,7 triệu tấn), than, quặng sắt ở Thái Nguyên; chỉ, kẽm ở Bắc Kạn, Tuyên Quang: đất hiếm với quy mô nhỏ ở Lai Châu, đá vôi ở nhiều nơi như: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang....

- Trong vùng đã xây dựng được nhiều nhà máy thuỷ điện. Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn là: Sơn La (2 400 MW), Hoà Bình (1 920 MW), Lai Châu (1 200 MW),... Các nhà máy thuỷ điện đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo động lực cho sự phát triển của vùng.

b) Các ngành công nghiệp khác

- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phát triển mạnh, phân bố rộng khắp các tỉnh, góp phần ổn định các vùng sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu.

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phát triển nhanh. Các ngành công nghiệp này tập trung ở các trung tâm công nghiệp Phổ Yên (Thái Nguyên), Bắc Giang.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 9.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài làm chi tiết:

a) Du lịch

- Du lịch được xác định là ngành kinh tế thế mạnh của vùng, đang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thị trường du lịch mở rộng với các sản phẩm du lịch đặc thủ gắn với truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, cảnh quan thiên nhiên.

- Các địa điểm thu hút nhiều khách du lịch là: Sa Pa, Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai); Mộc Châu (Sơn La); Di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); Khu di tích Pác Bó, thác Bản Giốc (Cao Bằng); Mù Cang Chải (Yên Bái); hồ Ba Bể (Bắc Kạn).....

- Xu hướng phát triển du lịch của vùng là tập trung vào du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc, du lịch về cội nguồn,...

b) Các ngành dịch vụ khác

- Thương mại: Trong những năm gần đây, hoạt động nội thương và ngoại thương của vùng ngày càng phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng năm 2021 chiếm 6,1% của cả nước. Các tỉnh có hoạt động thương mại phát triển là: Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ.

- Giao thông vận tải: Năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển của vùng chiếm 10,3% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá của cả nước. Trong vùng đã hình thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, cảng biển quốc tế, như: cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn), Hà Nội – Lào Cai, Hoà Lạc – Hoà Bình, Hà Nội – Bắc Giang, Bắc Giang - Lạng Sơn. Trong vùng có 5 tuyến đường sắt quốc gia, trong đó có hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Hà Nội – Lào Cai. Trong vùng có cảng hàng không nội địa Điện Biên Phủ (thuộc tỉnh Điện Biên).

- Tài chính ngân hàng: Trong những năm gần đây, hoạt động tài chính, ngân hàng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khá phát triển. Việc chuyển đổi số đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài làm chi tiết:

 

Câu 2: Thu thập thông tin, giới thiệu về một trong các nhà máy thuỷ điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo gợi ý: tên nhà máy, năm xây dựng/ năm khánh thành, quy mô công suất; vai trò.

Bài làm chi tiết:

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

1. Tên nhà máy: Nhà máy thủy điện Hòa Bình

2. Năm xây dựng/ năm khánh thành:

- Khởi công xây dựng: năm 1979

- Hoàn thành và khánh thành: năm 1994

3. Quy mô công suất:

- Tổng công suất lắp đặt: 1.920 MW

- Sản lượng điện trung bình năm: 8,16 tỷ kWh

4. Vai trò:

- Là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam, cung cấp khoảng 15% sản lượng điện toàn quốc.

- Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tìm kiếm google:

Giải Lịch sử và địa lí 9 Cánh diều, giải bài 9 Vùng Trung du và miền núi địa lí 9 Cánh diều, giải Lịch sử và địa lí 9 Cánh diều bài 9 Vùng Trung du và miền núi

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 9 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net