Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 1: Sống có lí tưởng

Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 1: Sống có lí tưởng Công dân 9 KNTT. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được được gọi là gì?

  • A. Mong muốn.
  • B. Mục tiêu.
  • C. Mục đích.
  • D. Lý tưởng sống.

Câu 2: Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

  • A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
  • B. Sống vì tiền tài danh vọng
  • C. Không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng
  • D. Sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ

Câu 3: Cơ quan, tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong cả nước được gọi là gì?

  • A. Đoàn xã.
  • B. Đoàn phường.
  • C. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • D. Tỉnh đoàn Thanh niên.

Câu 4: Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến:

  • A. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.
  • B. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
  • C. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.
  • D. của cải để xây dựng đường xá quê hương.

Câu 5: Để thực hiện lí tưởng sống cao đẹp thanh niên học sinh ngày nay cần phải làm gì?

  • A. Đóng góp thật nhiều của cải trong các cuộc vận động, ủng hộ người nghèo
  • B. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của địa phương.
  • D. Làm giàu bằng chính tài năng của mình, không gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Hoạt động nào không thể hiện lí tưởng sống của thanh niên?

  • A. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
  • B. Tham gia vệ sinh môi trường.
  • C. Làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
  • D. Từ chối tham gia hoạt động cộng đồng.

Câu 2: Sống có lí tưởng có ý nghĩa gì đối với đất nước?

  • A. Giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu.
  • B. Góp phần xây dựng nước giàu, dân mạnh.
  • C. Được xã hội công nhận, tôn trọng.
  • D. Trở thành người có năng lực, bản lĩnh.

Câu 3: Ý nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của người sống có lí tưởng?

  • A. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ giàu có về tâm hồn.
  • B. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
  • C. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn có nhiều bạn.
  • D. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ trở lên giàu có, được nhiều người biết đến.

Câu 4: Những câu hát: “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?

  • A. Bài hát “Đội ca”.
  • B. Bài hát “Quốc ca”.
  • C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”.
  • D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”.

Câu 5: Đâu không phải là lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay?

  • A. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • B. Tham gia các tổ chức chống phá tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh.
  • C. Nỗ lực học tập, rèn luyện sức khỏe.
  • D. Tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Em có quan điểm gì với ý kiến sau: “Những ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng.”?

  • A. Đồng tình vì người giàu có ước mơ, hoài bão to lớn.
  • B. Không đồng tình vì không phải ai cũng có mong muốn làm giàu.
  • C. Không đồng tình vì một số người làm giàu quá dẫn đến tham lam và thiếu quan tâm đến giá trị xã hội.
  • D. Đồng tình vì tất cả người giàu đều mang lại lợi ích cho xã hội.

Câu 2: Trước những cám dỗ tầm thường, thanh niên, học sinh trung học cơ sở cần lựa chọn thái độ nào dưới đây?

  • A. Luôn vững vàng ý chí, lập trường.
  • B. Bị dao động trước những lời rủ rê.
  • C. Làm theo sự điều khiển.
  • D. Học đòi, bắt chước.

Câu 3: Vì sao thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp lại rất vẻ vang?

  • A. Vì là lực lượng nòng cốt, xung kích xây dựng đất nước.
  • B. Vì là người cống hiến hết mình.
  • C. Vì là người suy nghĩ hành động không ngừng để thực hiện lí tưởng của dân tộc.
  • D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Học sinh trung học cơ sở đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn, chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời”. Em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây?

  • A. Em đồng ý vì học không chơi là sống hoài, sống phí.
  • B. Em không đồng ý vì học sinh cần thể hiện lí tưởng sống từ khi còn nhỏ, phấn đấu học tập, rèn luyện các phẩm chất cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi.
  • C. Em đồng ý vì tuổi xuân sẽ chẳng bao giờ thắm lại nếu chỉ học mà không chơi sẽ làm cho tuổi trẻ trôi qua một cách vô ích.
  • D. Em không đồng ý vì học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.

Câu 2: Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

  • A. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.
  • B. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.
  • C. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
  • D. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 1: Sống có lí tưởng , Trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 1: Sống có lí tưởng, Câu hỏi trắc nghiệm bài 1: Sống có lí tưởng Công dân 9 KNTT

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net