Câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 KNTT Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Kết nối tri thức Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt . Bộ trắc nghiệm tổng hợp nhiều câu hỏi hay, ôn tập nội dung chính bài học. Có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Cái đúng, cái tốt là:

  • A. Lẽ phải, điều nên thực hiện. 
  • B. Điều bản thân cho là đúng. 
  • C. Hành vi bắt buộc phải thực hiện.
  • D. Quy định chung của cộng đồng. 

Câu 2: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt cần:

  • A. Nghe theo ý kiến của sồ đông.
  • B. Đưa ra ý kiến chủ quan.
  • C. Nhận thức đúng đắn sự vật, sự việc.
  • D. Không quan tâm đến vấn đề của người khác. 

Câu 3: Công việc tiêu biểu thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt là:

  • A. Kỹ sư.
  • B. Giám đốc.
  • C. Tiếp viên. 
  • D. Công an. 

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về việc bảo vệ cái tốt, cái đúng nào?

  • A. Bảo vệ cái đúng, cái tốt là trách nhiệm của người thực thi công vụ.
  • B. Không cần quan tâm đến cái đúng, cái tốt nếu không liên quan đến mình.
  • C. Trẻ em không đủ khả năng để bảo vệ cái tốt, cái đúng. 
  • D. Bảo vệ cái đúng, cái tốt là những việc làm có ích cho xã hội và người khác. 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về bảo vệ cái tốt, cái đúng?

  • A. Việc bảo vệ cái đúng, cái tốt luôn đi đôi với việc xuất hiện những cái sai, cái xấu mới khác. 
  • B. Nhà nước, chính quyền quản lí là nhân tố chính để bảo vệ vững vàng những cái tốt, cái đúng. 
  • C. Những người ủng hộ, bảo vệ cái tốt, cái xấu có thể gặp nguy hiểm, rủi ro trong cuộc sống. 
  • D. Bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp đem lại cuộc sống an toàn, lành mạnh không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.  

 Câu 2: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về lí do cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?

A. Không bảo vệ cái đúng, cái tốt là hành vi trái với pháp luật. 

B. Chúng  ta được giáo dục từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần bảo vệ cái tốt, cái đúng. 

C. Không chỉ học sinh mà cả xã hội cần được sống theo khuôn phép, quy định được cho là đúng đắn. 

D. Bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp cho bản thân hoàn thiện, xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao. 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Noi gương và học tập theo những bạn thường xuyên làm việc tốt.  
  • B. Ủng hộ bạn khi bàn làm theo cái đúng, cái tốt. 
  • C. Chỉ lên án những cái xấu, cái sai có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến mình. 
  • D. Vượt qua định kiến của xã hội để thực hiện cái đúng, cái tốt. 

Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Chăm chỉ ôn tập cho kì thi.
  • B. Cho bạn chép bài của mình trong tiết kiểm tra.  
  • C. Giúp bạn học tập, lao động tốt hơn.
  • D. Không lên tiếng khi chưa biết rõ sự thật. 

Câu 5: Người biết bảo vệ lẽ cái đúng, cái tốt có biểu hiện nào?

  • A. Dám lên tiếng ủng hộ điều đúng đắn, lên án, đẩy lùi cái sai, cái xấu.  
  • B. Có cách cư xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội. 
  • C. Có cách duy trì các mối quan hệ xã hội một cách tốt đẹp.
  • D. Hành động trấn áp người thực hiện cái xấu, cái sai ngay lập tức. 

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải cách để thực hiện bảo vệ cái tốt, cái đúng khi chứng kiến  các bạn gây gổ, đánh nhau?

  • A. Can ngăn hành vi sai trái của các bạn.
  • B. Im lặng quan sát vì không liên quan đến mình. 
  • C. Lên tiếng bảo vệ người yếu thế.
  • D. Thông báo cho thầy cô để giải quyết vụ việc. 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Từ đồng nghĩa với từ  cái đúng, cái tốt là từ nào?

  • A. Việc thiện. 
  • B. Lẽ phải. 
  • C. Thiện nguyện.
  • D. Tự nguyện. 

Câu 2: Câu ca dao sau nói về điều gì “Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”?

  • A. Giúp đỡ người khó khăn.
  • B. Bảo vệ lẽ phải, cái đúng. 
  • C. Tôn trọng thầy cô giáo.
  • D. Bài học về cách sống tốt. 

Câu 3: Trường hợp nào sau đây thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Mai đi học về thì thấy các bạn đi hàng 2 hàng 3 gây cản trở giao thông nhưng không lên tiếng vì Mai đã đi vượt lên các bạn. 
  • B. Huệ nhìn thấy một người phụ nữ ngang nhiên mang rác vứt tại nơi có biển báo cấm vứt rác nhưng làm ngơ vì cho rằng đó không phải bổn phận của mình.
  • C. Cả lớp đi tham quan, Lan thấy các bạn xả rác bừa bãi nhưng giữ im lặng và coi như không thấy gì. 
  • D. Lan bênh vực lớp trưởng khi các bạn trong lớp phản ứng gay gắt, có lời không hay về bạn khi bị nhắc nhở đi học muộn. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Thấy bà bán hàng đánh rơi tiền, Hà nhặt lên và đưa cho bà. Nga trách Hà nếu không đưa lại cho bà cụ thì bây giờ đã có tiền mua kem ăn. Nếu em là Hà, em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ lên án, phê bình những suy nghĩ không đúng của bạn trước mặt mọi người.
  • B. Em sẽ  giải thích cho bạn hiểu việc trả lại bà cụ là hành vi đúng đắn, khuyên bạn không nên có những suy nghĩ cá nhân, ích kỉ như vậy.  
  • C. Em sẽ kể câu chuyện cho thầy cô để thầy cô có biện pháp kiểm điểm bạn để bạn nhận ra lỗi sai của mình. 
  • D. Em sẽ nói với các bạn trong lớp để các bạn có cái nhìn khác về Nga và lên tiếng bênh vực mình. 

Câu 2: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều  xấu, điều sai em nên làm gì? 

  • A. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn. 
  • B.  Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
  • C. Quở trách vì họ đã làm các điều sai trái.
  • D. Bao che cho hành vi của người thân. 
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 Kết nối tri thức, Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt Đạo đức 5 Kết nối tri thức, Câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 5 kết nối Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net