A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là
- A. Tài chính cá nhân.
- B. Tiền sinh hoạt.
- C. Tài chính gia đình.
- D. Tiền tiết kiệm.
Câu 2: Biểu hiện của người biết sử dụng tiền hợp lí là:
- A. Chi tiêu những việc chưa cần thiết.
- B. Mua sắm theo ý thích của bản thân.
- C. Mua sắm các đồ dùng cần thiết.
- D. Chi tiêu kuoon trong tình trạng vượt quá khả năng.
Câu 3: Sử dụng tiền hợp lí có nghĩa là:
- A. Cân đối và tằn tiện.
- B. Cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
- C. Cân đối và phù hợp.
- D. Hiệu quả và tiết kiệm.
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về việc sử dụng tiền hợp lí?
- A. Chỉ mua đồ khi có khuyến mại.
- B. Mua đồ mình thích.
- C. Mua nhiều đồ giảm giá để dự trữ.
- D. Lên kế hoạch trước khi mua sắm.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về hiệu quả của việc sử dụng tiền hợp lí?
- A. Giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức sẻ chia.
- B. Giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức vươn lên trong cuộc sống.
- C. Giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức tự lập.
- D. Giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức trách nhiệm.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về cách sử dụng tiền hợp lí?
A. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.
B. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
C. Sử dụng tất cả các thiết bị trong nhà khi ở một mình.
D. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc sử dụng tiền hợp lí?
- A. Rèn luyện tiết kiệm.
- B. Chủ động chi tiêu hợp lí.
- C. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
- D. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
Câu 4: Không sử dụng tiền hợp lí, con người dễ rơi vào
- A. Hà tiện.
- B. Phung phí, hư hỏng.
- C. Tiết kiệm.
- D. Nghèo đói.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề sử dụng tiền hợp lí?
- A. Sử dụng tiền hợp lí sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
- B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần sử dụng tiền hợp li.
- C. Cứ mua những gì mình thích vì số lượng hàng hóa là có hạn.
- D. Việc mua sắm hàng hiệu, xa xỉ là phù hợp cho việc sử dụng hàng ngày.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của người sử dụng tiền hợp lí?
- A. Theo Bình, sử dụng tiền hợp lí giúp cho mỗi người tiết kiệm tiền và chuẩn bị cho trường hợp cần thiết.
- B. Theo Yến nếu giàu có thì cứ tiêu tiền thoải mái, không cần tính toán, cân nhắc.
- C. Lập cho rằng nếu biết sử dụng tiền hợp lí ta sẽ chủ động thực hiện được ước mơ của mình
- D. Nga cho rằng sử dụng tiền hợp lí là trân trọng và biết ơn công sức lao động của bố mẹ.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì?
- A. Cần cù, siêng năng.
- B. Lãng phí, thừa thãi.
- C. Trung thực, thẳng thắn.
- D. Tiết kiệm.
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?
- A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
- B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
- C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- D. Năng nhặt, chặt bị.
Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
- A. Còn người thì còn của.
- B. Của thiên trả địa.
- C. Của chợ trả chợ.
- D. Thắt lưng buộc bụng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tùng được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, Tùng có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em Tùng cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?
- A. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
- B. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
- C. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
- D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
Câu 2: Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
- A. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.
- B. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
- C. Nói dối bố mẹ xin tiền hoc.
- D. Vay bạn bè xung quanh để mua.