Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT chủ đề 5: Em với gia đình

Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm chủ đề 5: Em với gia đình Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Đâu là cách để tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?

  • A. Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân.
  • B. Con cái cãi nhau với bố mẹ.
  • C. Thể hiện sự cau có, bực tức với người thân.
  • D. Anh em trong gia đình gây gổ, xích mích.

Câu 2: Đâu là cách để thể hiện tình yêu thương trong gia đình?

  • A. Thể hiện sự tức giận với bố mẹ.
  • B. Gây sự, đánh nhau và bị mời phụ huynh đến trường.
  • C. Quan tâm, chăm sóc người thân.
  • D. Nói những điều tiêu cực trong gia đình.

Câu 3: Đâu là cách để các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc?

  • A. Bố mẹ đi du lịch để con cái ở nhà một mình.
  • B. Nói những điều tiêu cực trong gia đình.
  • C. Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.
  • D. Thể hiện sự tức giận với người thân.

Câu 4: Đâu là bước đầu tiên để giải quyết sự bất đồng trong gia đình?

  • A. Đề xuất cách giải quyết bất đồng.
  • B. Cùng nhau giải quyết bất đồng.
  • C. Cạch mặt, không nói chuyện giải quyết bất đồng.
  • D. Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng.

Câu 5: Khi người thân bị bệnh, ốm em cần làm gì

  • A. Đưa người bị bệnh ra ngoài hóng gió mát.
  • B. Để người bệnh nằm ngủ còn mình đi chơi.
  • C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và xoa bóp cho người bị bệnh.
  • D. Để không gian phòng bí bách, ngột ngạt.

Câu 6: Đâu là việc nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm?

  • A. Tùy tiện cho uống thuốc.
  • B. Cho uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • C. Cho uống thuốc khi bụng đang đói.
  • D. Tự ý cho sử dụng thuốc dân gian.

Câu 7: Đâu là biện pháp sản xuất giúp phát triển kinh tế gia đình?

  • A. Bán hàng tạp hóa.
  • B. Cho thuê mặt bằng.
  • C. Cho thuê sách, truyện.
  • D. Chăn nuôi gia cầm.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải các bước để giải quyết sự bất đồng?

  • A. Đề xuất cách giải quyết bất đồng.
  • B. Im lặng, thể hiện thái độ cau có.
  • C. Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất đồng.
  • D. Cùng nhau giải quyết bất đồng.

Câu 2: Đâu không phải cách tạo bầu không khí trong gia đình?

  • A. Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
  • B. Cùng tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình.
  • C. Nói những lời khó nghe làm bầu không khí trong gia đình căng thẳng.
  • D. Tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.

Câu 3: Đâu không phải cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

  • A. Vô tâm khi thấy mẹ ngồi một mình có vẻ mặt buồn.
  • B. Quan tâm đến người thân trong gia đình.
  • C. Thể hiện sự hài hước khi giao tiếp trong gia đình.
  • D. Tạo niềm vui bất ngờ cho người thân.

Câu 4: Lưu ý khi giải quyết bất đồng trong gia đình là

  • A. Không chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng.
  • B. Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết.
  • C. Không chú ý tới cảm xúc của người thân.
  • D. Cắt ngang lời người khác nói.

Câu 5: Đâu là việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm?

  • A. Để người thân nghỉ ngơi và theo dõi.
  • B. Nói nặng lời với người bị mệt, ốm.
  • C. Tâm sự và an ủi tâm lí.
  • D. Xoa bóp nhẹ nhàng, cho người thân ăn uống đầy đủ.

Câu 6: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là

  • A. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt.
  • B. Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.
  • C. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.
  • D. Cha mẹ ngược đãi, đánh đập con cái.

Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với ông bà, cha mẹ là

  • A. Anh chị em yêu thương nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
  • B. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi cháu chưa thành niên nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
  • C. Con cháu có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm đau, già yếu.
  • D. Con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Thực hành giải quyết bất đồng trong tình huống sau: “Hai chị em Hương ở chung một phòng, Hương là người ngăn nắp, gọn gàng. Em gái của Hương thì ngược lại, thường xuyên bày bừa đồ dùng, quần áo khắp phòng, khiến Hương phải thu dọn, sắp xếp lại. Nhiều lần như vậy, Hương rất bực mình và khó chịu với em”.

  • A. Hương đánh nhau với em.
  • B. Hương nên nói với em cần sống ngăn nắp, gọn gàng vì là đó là không gian sống chung và mình là con gái cần phải sống sạch sẽ.
  • C. Hương vứt hết đồ của em ra ngoài và mắng em.
  • D. Hương và em chí chóe, không ai nhường ai.

Câu 2: Thực hành giải quyết bất đồng trong tình huống sau: “Năm nay anh Nam học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Lan. Lan rất ấm ức vì cho rằng bố mẹ thiên vị anh”. 

  • A. Lan bực tức trong người nhưng không nói cho bố mẹ biết.
  • B. Lan mắng anh vì anh không chịu làm việc nhà. 
  • C. Lan cãi nhau với bố mẹ vì bố mẹ thiên vị anh trai.
  • D. Lan cần nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ và bày tỏ tâm sự của bản thân.

Câu 3: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy người thân ngồi một mình với vẻ mặt buồn”.

  • A. Em không quan tâm.
  • B. Em tâm sự, hỏi han và nói lời động viên, an ủi.
  • C. Em kể chuyện vui ở trường cho người thân nghe.
  • D. Em to tiếng với người thân.

Câu 4: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy mọi người trong gia đình có vẻ căng thẳng và không ai nói với ai câu gì”.

  • A. Em không quan tâm tới mọi người.
  • B. Em tạo bầu không khí để mọi người trong gia đình ngồi xuống và chia sẻ về suy nghĩ của mình, từ đó tìm ra cách giải quyết.
  • C. Em theo phe mẹ và trách mắng bố.
  • D. Em ngồi nhìn mọi người.

Câu 5: Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Em về nhà với tâm trạng không vui vì gặp chuyện buồn ở trường. Trong khi đó, cả nhà đang cười nói vui vẻ vì ông bà đến chơi”.

  • A. Em tỏ thái độ bực tức, khó chịu.
  • B. Em sẽ chào hỏi và nói chuyện vui vẻ với gia đình. Đợi ông bà về em sẽ tâm sự và lắng nghe lời khuyên của bố mẹ.
  • C. Em cau có với bố mẹ, tỏ thái độ với ông bà.
  • D. Em không chào hỏi mọi người, đi thẳng lên phòng.

Câu 6: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Bố đi làm về vừa đói, vừa mệt nên vào giường nằm nghỉ. Minh thấy vậy vội đi pha nước chanh mang đến giường mời bố uống với mong muốn là bố sẽ đỡ mệt hơn”.

  • A. Trong lúc đói không nên uống nước chanh, Minh nên lấy đồ ăn và rót nước ấm cho bố, để bố nằm nghỉ ngơi.
  • B. Minh đã quan tâm, chăm sóc bố đúng cách.
  • C. Minh chưa quan tâm bố, còn mải chơi điện tử và đọc truyện tranh.
  • D. Minh không nên để bố đi làm.

Câu 7: Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân trong trường hợp sau: “Mẹ bị đau bụng và đi ngoài, An vội tìm lọ thuốc kháng sinh đưa mẹ uống với hi vọng mẹ sẽ đỡ đau hơn trong khi chờ bố đi làm về”.

  • A. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên cho mẹ ăn cơm để giảm cơn đau.
  • B. An cần đưa mẹ đi bệnh viện tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • C. An không nên cho mẹ uống thuốc, để mẹ nằm ngủ là hết đau bụng.
  • D. Chưa có chỉ định của bác sĩ mà tự ý uống thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm, An nên để mẹ nghỉ ngơi, xoa dầu và ra tiệm thuốc hỏi bác sĩ trước khi cho mẹ uống thuốc.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tình cảm anh chị em trong gia đình?

  • A. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
  • B. Nước đổ đầu vịt.
  • C. Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về công ơn cha mẹ?

  • A. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • B. Chị ngã em nâng.
  • C. Muốn no thì phải chăm làm/Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.
  • D. Chia ngọt sẻ bùi.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chủ đề 5: Em với gia đình, Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chủ đề 5: Em với gia đình, Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề 5: Em với gia đình Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net