Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT chủ đề 6: Em với cộng đồng

Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm chủ đề 6: Em với cộng đồng Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Có mấy cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng

  • A. 1 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 2: Một trong những nguồn lực quan trọng trong hoạt động cộng đồng chính là

  • A. mối quan hệ giữa người với người.
  • B. cách giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự.
  • C. mạng lưới mạng xã hội phát triển mạnh.
  • D. mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Câu 3: Trong các hoạt động dưới đây, đâu là hoạt động cộng đồng?

  • A. Hút thuốc lá nơi công cộng.
  • B. Mua sắm quần áo hàng hiệu.
  • C. Xây dựng tủ sách ở nhà văn hóa của địa phương.
  • D. Tổ chức đua xe máy không có giấy phép chính quyền.

Câu 4: Trong các hoạt động dưới đây, đâu là hoạt động cộng đồng?

  • A. Tổ chức bữa cơm tình thương tại bệnh viện.
  • B. Quyên góp quần áo mang đi bán.
  • C. Tham gia đạp vịt trên sông.
  • D. Tham gia đua thuyền.

Câu 5: Những đối tượng nào có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

  • A. Đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia.
  • C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội.
  • D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định.

Câu 6: Em hiểu thế nào là cộng đồng?

  • A. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.
  • B. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là không có chung các mối quan tâm.
  • C. Là các cá nhân sống chung trong một môi trường có chung mối quan tâm.
  • D. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.

Câu 7: Trong các hoạt động dưới đây, đâu là hoạt động cộng đồng?

  • A. Tham gia hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.
  • B. Tham gia câu lạc bộ cầu lông.
  • C. Đọc sách, truyện.
  • D. Tham gia chơi điện tử.

Câu 8: Việc nên làm để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung là

  • A. Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập.
  • B. Quyên góp đồ chơi.
  • C. Quyên góp máy chơi game.
  • D. Quyên góp xe đạp.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?

  • A. Chia cách các cá nhân với tổ chức, không có tiếng nói chung khi thực hiện dự án cộng đồng.
  • B. Xác định hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng.
  • C. Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng.
  • D. Xác định cá nhân và tổ chức tham gia; vai trò của họ trong mạng lưới.

Câu 2: Những lưu ý khi lựa chọn tham gia một hoạt động cộng đồng là

  • A. Tìm kiếm thông tin trên Internet, thấy cái nào nhiều người tham gia thì tham gia.
  • B. Tham gia vào hoạt động cộng đồng không rõ tổ chức, quyền hành.
  • C. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
  • D. Thích là tham gia, không tìm hiểu kĩ hoạt động cộng đồng tham gia.

Câu 3: Đối tượng nào sau đây được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ?

  • A. Người có địa vị trong xã hội.
  • B. Người nghèo khổ, khó khăn, kém may mắn.
  • C. Người có hoàn cảnh sung túc.
  • D. Người có điều kiện đi du học.

Câu 4: Đâu không phải là hoạt động cộng đồng?

  • A. Tham gia ủng hộ Hội chữ Thập đỏ.
  • B. Tham gia hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.
  • C. Tham gia quyên góp ủng hộ lũ lụt miền Trung.
  • D. Tham gia thi đua tuần học tốt trên lớp.

Câu 5: Nối cột A với cột B sao cho đúng về cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Cột ACột B
1. Bước 1a. kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng.
2. Bước 2b. duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới quan hệ cộng đồng.
3. Bước 3.c. xác định cá nhân và tổ chức tham gia; vai trò của họ trong mạng lưới.
4. Bước 4.d. xác định hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng.
  • A. 1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 - b.
  • B. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d.
  • C. 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.
  • D. 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a.

Câu 6: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động để đời sống cộng đồng luôn phát triển lành mạnh được là

  • A. Công bằng, dân chủ, văn minh.
  • B. Dân chủ, kỉ luật, pháp luật.
  • C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
  • D. Bình đẳng, dân chủ, kỉ luật.

Câu 7: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh 

  • A. trong một số trường hợp. 
  • B. để làm giàu cho gia đình mình. 
  • C. để chinh phục thiên nhiên. 
  • D. vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau: “Chuẩn bị chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hội Phụ nữ kết hợp với Đoàn Thanh niên của xã tổ chức chương trình “Vẻ đẹp tháng 3”. Chiều tối hằng ngày, Vân Anh cùng bạn và các cô, các bác trong xóm ra sân nhà văn hóa cùng nhau luyện tập”.

  • A. Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên của xã.
  • B. Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên của xã, Vân Anh, các cô, các bác trong xóm.
  • C. Vân Anh, các cô, các bác trong xóm.
  • D. Đoàn Thanh niên của xã, Vân Anh, các cô, các bác trong xóm.

Câu 2: Chỉ ra mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau: “Hương là lớp trưởng lớp 9C. Bạn đã lập ta một nhóm thiện nguyện để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn. Đây là hoạt động có ý nghĩa nên đã thu hút được nhiều bạn trong lớp cùng tham gia. Các bạn trong nhóm thiện nguyện rất nhiệt tình đã quyên góp và vận động người thân, cộng đồng cùng tham gia”.

  • A. Hương cùng các bạn trong lớp.
  • B. Hương cùng các bạn trong lớp, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Hương, các bạn trong lớp, người thân, cộng đồng tham gia quyên góp, ủng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 3: Thực hiện đề xuất cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong trường hợp sau: “Trường THCS Bình Minh nằm gần bệnh viện huyện. Hằng ngày, Thư đi học qua nhìn thấy nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên có ý tưởng lập nhóm tình nguyện nấu cháo từ thiện cho bệnh nhiên. Tuy nhiên, Thư chưa biết làm thế nào để thực hiện ý tưởng đó”.

  • A. Thư tham khảo các clip hướng dẫn nấu cháo.
  • B. Thư nên liên hệ với nhà trường hoặc phường, xã để được hướng dẫn cũng như có nhiều người tham gia.
  • C. Thư làm theo cảm tính.
  • D. Thư cùng các bạn kêu gọi gây quỹ tiền và sử dụng số tiền đó không đúng mục đích.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu của hoạt động cộng đồng “Giọt hồng ước mơ” là gì?

  • A. Khám sức khỏe định kì.
  • B. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân.
  • C. Chữa bệnh hiểm nghèo.
  • D. Chữa các bệnh về máu.

Câu 2: Ngày Môi trường Thế giới diễn ra vào ngày nào hằng năm?

  • A. 05/06.
  • B. 17/07.
  • C. 19/05.
  • D. 25/03.

Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhận hậu, sự sẻ chia là

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Con nhà lính, tính nhà quan.
  • C. Chia ngọt sẻ bùi.
  • D. Thắng không kiêu, bại không nản.

Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về sự hòa nhập?

  • A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
  • B. Đồng cam cộng khổ.
  • C. Chung lưng đấu cật.
  • D. Tức nước vỡ bờ.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chủ đề 6: Em với cộng đồng, Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức chủ đề 6: Em với cộng đồng, Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề 6: Em với cộng đồng Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net