Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có đáp án. Bộ câu hỏi nhiều bài tập, câu hỏi hay giúp các em ôn tập lại kiến thức bài học, ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao mỗi kì thi, kiểm tra. Trọn bộ câu hỏi có đáp án chuẩn xác để các em so sánh. Kéo xuống để xem chi tiết

BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

(47 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?

A. Đánh úp sọt trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

B. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

C. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng Ngày độc lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

D. Gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.

Câu 2: Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. 2 – 9 – 1945.

B. 22 – 9 – 1945.

C. 19 – 9 – 1945.

D. 23 – 9 – 1945.

Câu 3: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Tiêu hao sinh lực địch.

B. Giam chân địch trong các đô thị.

C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.

D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 4: Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, thành phố nào kìm chân được thực dân Pháp lâu nhất?

A. Nam Định.

B. Hà Nội.

C. Huế.

D. Đà Nẵng.

Câu 5: Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? 

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. 

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 6: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1947 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.

B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.

C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.

D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 7: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.

B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.

C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.

D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.

Câu 8: Vị trí nào được Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

A. Cao Bằng.

B. Thất Khê.

C. Đông Khê.

D. Na Sầm.

Câu 9: Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

 

2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Chính phủ nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?

A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.

B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.

D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu 2: Ngày 19 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?

A. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi giải tán lực lượng chiến đấu.

B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Tạm ước (14-9-1946).

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Làm tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.

B. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.

D. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 4: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

A. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.

B. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

C. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.

D. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Câu 5: Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là 

A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.

C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là 

A. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. 

B. chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp. 

C. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi. 

D. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.

Câu 7: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thắng lợi đã 

A. Phá vỡ thế bao vây của quân Pháp cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc. 

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh – thắng nhanh” của thực dân Pháp. 

C. Đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới. 

D. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong các thành phố một thời gian.

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là gì? 

A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 

B. Con đường liên lạc của ta và các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. 

C. Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

D. Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành, đủ sức đối phó với âm mưu của Pháp.

Câu 9: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

 

3. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Mục tiêu lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 vào tháng 12-1946 nhằm

A. làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông biên giới.

B. làm cho địch hoang mang lo sợ, để cho ta có thời gian di chuyển cơ quan đầu não an toàn.

C. để cho ta có thời gian di chuyển kho tàng, công xưởng và chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ an toàn.

D. quyết tâm tiêu diệt địch ở các thành phố lớn.

Câu 2: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

D. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952.

Câu 3: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

A. Hồ Chí Minh.

B. Hoàng Văn Thái.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Văn Tiến Dũng.

Câu 4: Số máy bay địch bị bắn rơi trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là 

A. 3000 chiếc.

B. hàng trăm chiếc.

C. nhiều chiếc.

D. 16 chiếc.

Câu 5: Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 

A. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”.

B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

D. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”.

Câu 6: Đâu là anh hùng đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? 

A. Trần Cừ.

B. Phan Đình Giót.

C. La Văn Cầu.

D. Bế Văn Đàn.

Câu 7: Báo Nhân dân trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam khi nào?

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 CÂU)

Câu 1:Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí 

A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. 

B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp. 

C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. 

D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Câu 2: Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở. 

B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước. 

C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta. 

D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.

Câu 3: Các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

A. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.

B. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

C. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

D. Có sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Đại hội lần thứ II của Đảng đã nêu rõ lực lượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân gồm các thành phần nào?

A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C. Công nhân, nông dân.

D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tiểu tư dân tộc và địa chủ.

Câu 5: Quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?

                                                                           

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“... Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước...”.

(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 

Trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập, 4, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.534)

a. Văn kiện là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946. 

b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến.

c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện nét độc đáo, đặc sắc nhất trong đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở hai chữ “toàn dân”.

d. Những tư tưởng mang tính thời đại được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

Trả lời

a. Đ

b. S

c. Đ

d. Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Vậy nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là gì? Là:

a. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập (phản đế);

b. Xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (phản phong kiến);

c. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, 

NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr.75)

a. Trích đoạn được nêu trong văn kiện Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

b. Trích đoạn cho thấy nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, tay sai, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn.

c. Trích đoạn thể hiện được tinh thần đấu tranh và niềm tin vào thắng lợi của toàn dân tộc.

d. Tập trung xây dựng lực lượng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ cơ bản được Nhà nước tiếp tục phát huy đến ngày nay.

Trả lời

a. S

b. Đ

c. Đ

d. Đ

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.410)

a. Văn kiện là nhận định của Tổng bí thư Trường Chinh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

b. Văn kiện nhắc đến sự kiện đại thắng ở Điện Biên Phủ vào mùa hè năm 1954.

c. Văn kiện cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc một nước thuộc địa nhỏ bé như Việt Nam đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh như Pháp. 

d. Văn kiện chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Tìm kiếm google:

Trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có, câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có, đề trắc nghiệm lịch sử 12 kết nối tri thức có

Xem thêm các môn học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lớp 12 chương trình mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net