1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Hiến pháp mới của Nga được ban hành vào thời gian nào?
- A. Tháng 12 – 1990.
- B. Tháng 11 – 1993.
- C. Tháng 10 – 1992.
D. Tháng 12 – 1993.
Câu 2: Đường lối đối ngoại của nước Nga từ 1991 – 2000 là thân phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước nào?
A. Châu Á.
- B. Châu Phi.
- C. Châu Mĩ Latinh.
- D. Châu Âu.
Câu 3: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là:
- A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô.
- C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Đông Âu.
- D. quốc gia đứng đầu Liên bang Xô viết.
Câu 4: Một trong những đường lối đối ngoại của Liên bang Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX là:
- A. đối đầu quyết liệt với Mĩ.
- B. vươn lên nắm quyền chi phối thế giới.
- C. cố gắng duy trì địa vị của một cường quốc xã hội chủ nghĩa.
D. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
Câu 5: Sau khi trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991), chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?
A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo
- B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố
- C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
- D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới
Câu 6: Vị tổng thống vĩ đại nhất nước Nga là ai?
- A. Boris Yeltsin.
- B. Dmitry Medvedev.
C. Vladimir Putin.
- D. Lê-nin.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Mĩ trở thành:
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- B. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- D. trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới.
Câu 2: Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là
A. Mĩ.
- B. Liên Xô.
- C. Nhật Bản.
- D. Đức.
Câu 3: Ai là tổng thống thứ 42 của Mỹ (1993 – 2001)?
- A. Đô – nan Trăm.
- B. Jimmy Cát – tơ.
- C. Đô – nan Ri gan.
D. Bin Clin – tơn.
Câu 4: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng gì?
- A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
- C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
- D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
Câu 5: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mĩ?
- A. Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao.
- B. Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ.
- C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác.
D. Tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Nội dung nào phản ánh đúng nhất về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?
- A. Tăng trưởng liên tục, địa vị Mĩ dần phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.
- B. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới.
C. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
- D. Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng.
Câu 2: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?
- A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, đưa đất Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
- B. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
C. Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
- D. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
Câu 3: Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?
- A. V.Putin.
B. B. Enxin.
- C. D. Medvedev.
- D. V. Vorotnikov.
Câu 4: Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?
- A. Trình độ khoa học – kĩ thuật ngày càng bị tụt hậu.
- B. Chiến lược toàn cầu nhanh chóng bị sụp đổ.
C. Nền kinh tế tăng trưởng không liên tục.
- D. Đánh mất vị trí cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Câu 5: Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Tổng thống Mĩ Bush (cha) bị ám sát.
- B. Khủng hoảng kinh tế- tài chính lớn nhất trong lịch sử.
- C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD.
D. Tòa tháp đôi của Mĩ bị tấn công khủng bố.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là gì?
- A. Nâng cao vị trí của nước Nga ở châu Á.
- B. Nâng cao mức ảnh hưởng ở các nước Đông Âu.
- C. Nâng cao vị trí của nước Nga trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. Nâng cao vị trí của cường quốc Á – Âu trên trường chính trị thế giới.
Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995?
A. Tăng trưởng âm.
- B. Tăng trưởng nhanh chóng.
- C. Phát triển xen kẽ khủng hoảng.
- D. Tăng trưởng chậm.
Câu 3: Kinh tế Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi từ năm nào?
- A. Từ năm 1995.
B. Từ năm 1996.
- C. Từ năm 1997.
- D. Từ năm 1998.
Câu 4: Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?
- A. Ngăn đe thực tế.
B. Cam kết và mở rộng.
- C. Phản ứng linh hoạt.
- D. Trả đũa ồ ạt.