Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 CTST bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác bùng nổ từ khi nào?

  • A. Tháng 10 – 1930.
  • B. Tháng 9 – 1930.
  • C. Tháng 5 – 1930.
  • D. Ngay từ đầu năm 1930.

Câu 2: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930 -1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?

  • A. Chính quyền công – nông – binh.
  • B. Chính quyền dân chủ tư sản.
  • C. Chính quyền Xô viết.
  • D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Câu 3: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gì?

  • A. Khởi nghĩa vũ trang.
  • B. Mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập.
  • C. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công vào chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền công - nông.
  • D. Xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.

Câu 4: Hình thức đấu tranh nào mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì 1932 - 1935?

  • A. Nổi dậy của nông dân.
  • B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
  • C. Vận động bầu cử và bút chiến trên lĩnh vực báo chí.
  • D. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân.

Câu 5: Đấu tranh nghị trường giành thắng lợi năm 1937 vào:

  • A. Viện Dân biểu.
  • B. Viện Đông Dương.
  • C. Viện Báo giới.
  • D. Viện An ninh.

Câu 6: Kết quả của phong trào Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 là:

  • A. Đầu hàng thực dân Pháp.
  • B. Gặp khó khăn và chờ cơ hội tấn công.
  • C. Bị dìm trong biển máu.
  • D. Thắng lợi và tiêu diệt được quân Pháp.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tinh quy mô lớn.
  • B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
  • C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội).
  • D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nông Việt Nam.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 chấm dứt là gì?

  • A. Liên Xô suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  • C. Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
  • D. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

  • A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước.
  • B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra.
  • C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới.
  • D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân.

Câu 4: Ngày 12/9/1930 đã diễn ra cuộc biểu của 8000 nông dân ở đâu?

  • A. Hưng Nguyên (Nghệ An).
  • B. Anh Sơn (Nghệ An).
  • C. Can Lộc (Hà Tĩnh).
  • D. Hương Khê (Hà Tĩnh).

Câu 5: Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?

  • A. Thời gian tồn tại ngắn.
  • B. Các chính sách chưa nhiều.
  • C. Quy mô chỉ ở cấp xã.
  • D. Chưa đưa ra chính sách tích cực.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục?

  • A. Mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân.
  • B. Mở lớp dạy tiếng Pháp cho nhân dân.
  • C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.
  • D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp cho nhân dân.

Câu 2: Hiện tượng gì xuất hiện trên đỉnh núi Bài Thơ (Quảng Ninh) ngày 1 – 5- 1930?

  • A. Lá cờ hình ngôi sao tung bay.
  • B. Cột mốc ranh giới.
  • C. Đội quân giặc trú ngụ.
  • D. Lá cờ đỏ búa liềm tung bay.

Câu 3: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?

  • A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
  • B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.
  • C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
  • D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”.

Câu 4: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì?

  • A. Bài học kinh nghiệm về xây dựng liên minh công – nông – trí.
  • B. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
  • C. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
  • D. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.

Câu 5: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần hai vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?

  • A. Anh Sơn.
  • B. Hưng Nguyên.
  • C. Thanh Chương.
  • D. Can Lộc.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?

  • A. Do Nghệ - Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh.
  • B. Do quan tâm chỉ đạo của Đảng Cộng sản.
  • C. Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933.
  • D. Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ - Tĩnh.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?

  • A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
  • B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
  • D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 3: Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác bùng nổ từ khi nào?

  • A. Tháng 10 – 1930.
  • B. Tháng 9 – 1930.
  • C. Tháng 5 – 1930.
  • D. Ngay từ đầu năm 1930.

Câu 4: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930 -1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?

  • A. Chính quyền công – nông – binh.
  • B. Chính quyền dân chủ tư sản.
  • C. Chính quyền Xô viết.
  • D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam, Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Lịch sử 9 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com