Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 KNTT bài 2 Văn bản 3: Một thể thơ độc đáo của người Việt

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 KNTT bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 2 Văn bản 3: Một thể thơ độc đáo của người Việt Ngữ văn 9 KNTT. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Đâu là những tác phẩm đầu tiên sáng tác bằng thể song thất lục bát?

  • A. Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa.
  • B. Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn.
  • C. Hoàng Lê nhất thống chí.
  • D. Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa và Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn.

Câu 2: Thể song thất lục bát tương đồng với thể lục bát ở đặc điểm nào?

  • A. Quy luật dùng thanh điệu.
  • B. Số câu trong một bài thơ.
  • C. Cách gieo vần ở cặp câu lục bát và quy luật dùng thanh điệu.
  • D. Số tiếng trong một dòng.

Câu 3: Theo văn bản, thể song thất lục bát và lục bát được người Việt sáng tạo trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XX, xuất hiện trước sau không lâu.
  • B. Thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu.
  • C. Thế kỉ XV – XVII, xuất hiện trước sau không lâu.
  • D. Thế kỉ X – XVI, xuất hiện trước sau không lâu..

Câu 4: Quy định về thanh điệu cố định ở câu lục ở các vị trí tiếng 2, 4 và 6 là gì?

  • A. Trắc – bằng – trắc.
  • B. Bằng – trắc – bằng.
  • C. Bằng – trắc – trắc.
  • D. Trắc – bằng – bằng.

Câu 5: Quy định về thanh điệu cố định ở câu bát ở các vị trí tiếng 2, 4, 6 và 8 là gì?

  • A. Bằng – trắc – bằng – bằng.
  • B. Trắc – bằng – trắc – bằng.
  • C. Bằng – trắc – trắc – bằng.
  • D. Trắc – bằng – bằng – bằng.

Câu 6: Vần chân của thể song thất lục bát thường được gieo ở câu nào ?

  • A. Câu lục và câu bát.
  • B. Câu thất thứ nhất.
  • C. Câu thất thứ hai.
  • D. Câu bát.

Câu 7: Sự khác biệt của thể lục bát và song thất lục bát nằm ở điểm nào?

  • A. Câu thất thứ nhất.
  • B. Cặp câu song thất.
  • C. Câu bát.
  • D. Cặp câu lục bát.

Câu 8: Vần lưng của thể lục bát thường được gieo ở đâu?

  • A. Tiếng thứ 6 của câu lục.
  • B. Tiếng thứ 4 của câu bát.
  • C. Tiếng thứ 5 của câu bát.
  • D. Tiếng thứ 6 và tiếng thứ 4 của câu bát.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Vì sao thể ngâm khúc thường được sáng tác bằng thể song thất lục bát?

  • A. Vì đây là thể thơ truyền thống của dân tộc.
  • B. Vì thể thơ này giàu nhạc tính.
  • C. Vì thể ngâm khúc được quy định phải sáng tác bằng thể song thất lục bát. 
  • D. Vì giai đoạn ngâm khúc ra đời chỉ có thể song thất lục bát.

Câu 2: Thể thơ song thất lục bát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện thể ngâm khúc?

  • A. Tạo được dấu ấn riêng.
  • B. Tạo nên giai điệu du dương khi đọc.
  • C. Biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc bi thương của thể ngâm khúc.
  • D. Khắc sâu nỗi buồn, làm nổi bật lên chất giọng của người ngâm khúc.

Câu 3: Vì sao thể song thất lục bát được dùng nhiều trong các thể loại văn học khác (ca trù, văn tế, thơ…)?

  • A. Vì thể thờ này có khả năng truyền cảm mạnh mẽ và sâu lắng.
  • B. Vì thể thơ này là thể thơ truyền thống của dân tộc.
  • C. Vì các thể loại đó đều được quy định phải dùng thể song thất lục bát.
  • D. Vì thể thơ này có quy định về thanh điệu, vần và nhịp rất đơn giản.

Câu 4: Vì sao đến đầu thế kỉ XX, các nhà thơ hiện đại vẫn tiếp tực sử dụng song thất lục bát trong sáng tác?

  • A. Vì vẻ đẹp, sức truyền cảm đặc biệt.
  • B. Vì thể thơ này có quy định về thanh điệu, vần và nhịp rất đơn giản.
  • C. Vì thể thơ này là thể thơ truyền thống của dân tộc.
  • D. Vì vẻ đẹp, sức truyền cảm đặc biệt và đồng thời cũng mang hơi thở của thời đại mới, diễn tả được những tâm trạng, cảm xúc mới mẻ.

Câu 5: Tác phẩm nào dưới dây được viết bằng thể song thất lục bát?

  • A. Thuật hoài.
  • B. Đoạn trường tân thanh.
  • C. Tụng giá hoàn kinh sư.
  • D. Hải hoại huyết thư.

Câu 6: Thể ngâm khúc được nhắc đến trong văn bản đã đi đến cực thịnh vào giai đoạn nào?

  • A. Thể kỉ XVIII.
  • B. Thể kỉ XVIII – XIX.
  • C. Thể kỉ XVII – XIX.
  • D. Thể kỉ XVIII – XI.

Câu 7: Việc tác giả trích dẫn và phân tích một số bài thơ, đoạn thơ có tác dụng gì?

  • A. Để tăng sự phong phú về ngữ liệu.
  • B. Tăng độ dài cho văn bản.
  • C. Tăng sự thuyết phục cho những lập luận, nhận định trong văn bản.
  • D. Để chứng minh sự hiểu biết phong phú của người viết về các tác phẩm thơ.

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của thể ngâm khúc.

  • A. Là thể loại có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • B. Chủ yếu sử dụng thể lục bát.
  • C. Dung lượng tương đối ngắn, chỉ khoảng vài chục câu thơ.
  • D. Là thể loại trữ tình thuần túy Việt Nam, sử dụng thể thơ song thất lục bát.

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không viết bằng thể song thất lục bát?

  • A. Tự tình khúc.
  • B. Đoạn trường tân thanh.
  • C. Ai tư vãn.
  • D. Cung oán ngâm khúc.

Câu 3: Vì sao thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với việc thể hiện cảm xúc trong thể ngâm khúc?

  • A. Vì đó là quy ước của thể ngâm khúc.
  • B. Vì thể thơ này có vần và thanh điệu đơn giản.
  • C. Vì thể thơ này giàu tính nhạc, phù hợp với việc thể hiện âm điệu buồn, đau đớn thường thấy ở thể ngâm khúc.
  • D. Vì các nhà thơ muốn sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Câu 4: Thể thơ song thất lục bát còn có tên gọi khác là gì?

  • A. Lục bát gián thất.
  • B. Lục bát nhị thất.
  • C. Lục bát khê thất.
  • D. Lục bát khuê thất.

IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Giai đoạn 1945 – 1975, đâu là nội dung chủ yếu của các bài thơ viết bằng thể song thất lục bát là gì?

  • A. Thiên nhiên, cuộc sống.
  • B. Lịch sử dân tộc, thế sự đời tư.
  • C. Tình cảm bạn bè, đôi lứa.
  • D. Sự đổi mới của đất nước.

Câu 2: Thể song thất lục bát xuất hiện trong thơ ca hiện đại ở những bài thơ như thế nào?

  • A. Hợp thể với các thể loại thơ Đường luật.
  • B. Thơ tự do và hợp thể.
  • C. Gần như không xuất hiện.
  • D. Hợp thể với thơ ngũ ngôn, thất ngôn.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 2 Văn bản 3: Một thể thơ , Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 2 Văn bản 3: Một thể thơ, Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 Văn bản 3: Một thể thơ Ngữ văn 9 KNTT 

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net