Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 KNTT bài 3 Thực hành tiếng Việt: Chữ Quốc ngữ

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 KNTT bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 3 Thực hành tiếng Việt: Chữ Quốc ngữ Ngữ văn 9 KNTT. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Chữ quốc ngữ là gì?

  • A. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ viết Latinh để ghi tiếng Việt.
  • B. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ Hán để ghi tiếng Việt.
  • C. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong tiếng Pháp để ghi tiếng Việt.
  • D. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng một số con chữ nhất định trong chữ Nôm kết hợp chữ Latinh để ghi tiếng Việt.

Câu 2: Để đọc được các chữ (tiếng) trong tiếng Việt chữ Latinh cần làm gì?

  • A. Phải học các nét và cách phát âm các tiếng.
  • B. Cần phải hiểu ý nghĩa của các nét và cách phát âm.
  • C. Học thuộc bảng chữ cái và nắm được cách ghép vần.
  • D. Cần phải hiểu ý nghĩa và nắm được cách ghép vần.

Câu 3: Việc học chữ quốc ngữ dễ dàng hơn chữ Hán và chữ Nôm có vai trò như thế nào?

  • A. Góp phần phát triển tiếng nói dân tộc.
  • B. Góp phần lưu giữ lịch sử dân tộc.
  • C. Giúp học tiếng Việt dễ dàng hơn, góp phần phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội…của đất nước.
  • D. Góp phần thúc đẩy hợp tác, giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực.

Câu 4: Những nỗ lực cải tiến chữ quốc ngữ trong nhiều thập kỉ qua có mang lại thay đổi nào hay không?

  • A. Chưa mang lại kết quả nào.
  • B. Có thay đổi nhưng không đáng kể.
  • C. Thay đổi toàn bộ tiếng Việt.
  • D. Có nhiều thay đổi tích cực, thuận tiện hơn cho người học.

Câu 5: Tiếng Việt được ghi bằng kí tự Latinh vào khoảng thời gian nào? 

  • A. Thế kỉ XX.
  • B. Thế kỉ XVII.
  • C. Thế kỉ XI.
  • D. Thế kỉ XII.

Câu 6: Ai là vị giáo sĩ đã góp phần không nhỏ vào việc Latinh hóa tiếng Việt?

  • A. Francesco de Pina người Bồ Đào Nha.
  • B. Francesco người Tây Ban Nha.
  • C. Francesco de Pina người Pháp.
  • D. Francesco người Bồ Đào Nha.

Câu 7: Mục đích của những giáo sĩ khi Latinh hóa tiếng Việt là gì?

  • A. Để có thể trò chuyện được với nhiều người Việt hơn.
  • B. Để có thể kêu gọi nhiều người theo đạo Thiên Chúa hơn.
  • C. Để có thể xóa bỏ chữ Hán khỏi đất nước Việt Nam.
  • D. Để có thể truyền lại kinh sách giáo lý của đạo Thiên Chúa.

Câu 8: Bảng chữ cái tiếng Việt hiện tại có bao nhiêu chữ cái?

  • A. 27 chữ cái.
  • B. 28 chữ cái.
  • C. 25 chữ cái.
  • D. 29 chữ cái.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Chữ Quốc ngữ có ưu điểm gì so với chữ Hán và chữ Nôm?

  • A. Sự tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến.
  • B. Sự phong phú, hiện đại và dễ phát âm.
  • C. Sự bác học, sâu sắc trong từng nét chữ.
  • D. Sự linh hoạt về âm tiết và cách phát âm.

Câu 2: Vào khoảng thời gian nào, chữ quốc ngữ chính thức trở thành chữ viết của dân tộc Việt Nam?

  • A. Thế kỉ XVIII.
  • B. Thế kỉ XIX.
  • C. Thế kỉ XX.
  • D. Thế kỉ XVII.

Câu 3: Điểm giống nhau cơ bản nhất của chữ Nôm và chữ quốc ngữ là gì?

  • A. Cùng một người sáng tạo ra.
  • B. Cùng một mục đích là để truyền đạo.
  • C. Cùng để ghi tiếng Việt.
  • D. Cùng để phục vụ kháng chiến.

Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản nhất của chữ Nôm và chữ quốc ngữ là gì?

  • A. Cách ghép vần.
  • B. Kí tự.
  • C. Cách phát âm.
  • D. Ý nghĩa.

Câu 5: Tiếng Việt có mấy thanh điệu.

  • A. 5 thanh điệu.
  • B. 7 thanh điệu.
  • C. 9 thanh điệu.
  • D. 6 thanh điệu.

Câu 6: Tác phẩm văn học đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ là gì?

  • A. Truyện thầy Lazaro Phiền.
  • B. Tuyên ngôn độc lập.
  • C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
  • D. Đại Nam quốc âm tự vị.

Câu 7: Đâu là cuốn sách lịch sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ?

  • A. Việt Nam sử kí toàn tư.
  • B. Đại Nam quốc âm tự vị.
  • C. Việt Nam sử lược.
  • D. Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân.

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu là trường hợp một âm tiết viết bằng các con chữ khác nhau?

  • A. Âm /l/.
  • B. Âm /n/.
  • C. Âm /o/.
  • D. Âm /m/.

Câu 2: Đâu là trường hợp một âm tiết viết bằng các con chữ khác nhau?

  • A. Âm /t/
  • B. Âm /g/
  • C. Âm /m/
  • D. Âm /z/

Câu 3: Đâu là trường hợp một âm tiết viết bằng các con chữ khác nhau?

  • A. Âm /t/
  • B. Âm /l/
  • C. Âm /ng/
  • D. Âm /p/

IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao tiểu thuyết lấy đề tài là lịch sử dân tộc lại phát triển mạnh khi chữ quốc ngữ dần phổ biến và trở thành ngôn ngữ chính thức vào thế kỉ XX?

  • A. Vì các tác giả nhận thấy chữ quốc ngữ dễ đọc, dễ viết.
  • B. Vì tiểu thuyết có sức ảnh hưởng đến công chúng cộng với tinh thần dân tộc đã thôi thúc các nhà văn lấy chuyện trong nước mình làm đề tài mà viết.
  • C. Vì đây là đề tài dễ dàng khai thác nhất giai đoạn đó.
  • D. Vì tiểu có sức ảnh hưởng đến công chúng sẽ giúp nhân dân dễ học chữ quốc ngữ hơn.

Câu 2: Vì sao nói “Ngôn ngữ là hồn cốt” của dân tộc?

  • A. Vì ngôn ngữ là công cụ bảo vệ dân tộc khỏi ách ngoại xâm.
  • B. Vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy, của giao tiếp, ngôn ngữ đồng thời là công cụ để truyền tải cả một nền văn hóa, một tinh thần dân tộc. 
  • C. Vì ngôn ngữ mang trong mình cả một lịch sử hình thành và phát triển dân tộc.
  • D. Vì ngôn ngữ là đại diện cho tư tưởng, tình cảm của cả một dân tộc.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 3 Thực hành tiếng Việt: Chữ Quốc , Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 3 Thực hành tiếng Việt: Chữ Quốc, Câu hỏi trắc nghiệm bài 3 Thực hành tiếng Việt: Chữ Quốc Ngữ văn 9 KNTT 

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net