Cho các chất sau: Cl2, HCI, NaCl, KCIO3, HClO4. Số oxi hoá của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là

THÔNG HIỂU

Bài tập 15.11. Cho các chất sau: Cl2, HCI, NaCl, KCIO3, HClO4. Số oxi hoá của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là

A. 0; +1; +1; +5; +7.           B. 0; -1; -1; +5; +7.

C. 0; - 1; - 1; - 5; - 7.          D. 0; 1; 1; 5; 7.

Bài tập 15.12. Thuốc tím chứa ion permanganate (MnO4−) có tính oxi hoá mạnh, được dùng để sát trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thuỷ sản. Số oxi hoá của manganse trong ion permanganate là 

A. +2.     B.+3.    C. +7.    D. +6.

Bài tập 15.13. Cho các phân tử có công thức cấu tạo sau:

N≡N;         ;                      

Số oxi hoá của nguyên tử N trong các phân tử trên lần lượt là

A.0; - 3; - 4.             B.0, +3, +5.           

C. -3; -3; +4.            D.0, -3, +5.

Bài tập 15.14. Carbon đóng vai trò chất oxi hoá ở phân ứng nào sau đây? 

A. C + O2    $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2

B. C + CO2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2CO

C. C + H2O  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO + H2

D. C + 2H2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$CH4

Bài tập 15.15. Thực hiện các phản ứng hoá học sau:

(a)S+O2   $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ SO2;           (b) Hg+ S→  HgS;

(c)H2 +S   $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ H2S;           (d)S+ 3F2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ SF6.

Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hoá là

A.4.            B.2.            C. 3.          D.1.

Bài tập 15.16. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là

A. chất khử.      B. acid.      C. chất oxi hoá.          D. base.

Bài tập 15.17. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây? 

A.2Na + Cl2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2NaCl.

B.H2+ Cl2  $\overset{as}{\rightarrow}$2HCI.

C. 2FeCl2 + Cl2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2FeCl3.

D. 2NaOH + Cl→ NaCl + NaCIO + H2O.

Bài tập 15.18. Cho các phản ứng hoá học sau: 

(a) CaCO3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$CaO + CO2.

(b) CH4  $\overset{t^{o},xt}{\rightarrow}$ C+ 2H2.

(c) 2AI(OH)3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Al2O3; + 3H2O.

(d) 2NaHCO3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ Na2CO3 + CO2 + H2O.

Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử là

A.2.             B.3.             C. 1.            D.4.

Bài tập 15.19. Khí thiên nhiên nén (CNG - Compressed Natural Gas) có thành phần chính là methane (CH4), là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Xét phản ứng đốt cháy methane trong buồng đốt động cơ xe buýt sử dụng nhiên liệu CH4 + O2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$CO2 + H2O. 

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử.

b) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Bài tập 15.20. Xét phản ứng sản xuất Cl2 trong công nghiệp:

NaCl + H2O $\overset{đpcmn}{\rightarrow}$ NaOH + Cl2 + H2.

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

b) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Câu trả lời:

Bài tập 15.11. Đáp án: B

Trong đơn chất số oxi hoá của Cl bằng 0

Trong các hợp chất trên thì O có số oxi -2, H và K là +1

→ Số oxi hóa của Cl trong các chất: HCl, NaCl, KClO3, HClO4, lần lượt là: -1, -1, +5, +7.

Bài tập 15.12. Đáp án: C

Trong hợp chất thông thường H là + 1, O là - 2, kim loại có số oxi hoá dương và có giá trị bằng số electron hoá trị ⇒ K: + 1.

Gọi số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 là x.

Trong hợp chất tổng số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử bằng 0

Ta có: +1 + x + (- 2) . 4 = 0 ⇒ x = + 7

Vậy: Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 là +7

Bài tập 15.13. Đáp án: D

Bài tập 15.14. Đáp án: D

A. C + O2   $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2

→Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 nên C là chất khử       

B. C + CO2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2CO

→Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +2 nên C là chất khử

C. C + H2O $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$  CO + H2

→ Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +2 (trong CO) nên C là chất khử.            

D. C + 2H2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CH4

→Số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống - 4 nên C là chất oxi hoá

Bài tập 15.15. Đáp án: B

(a)S+O2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ SO2;

→Số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 nên S là chất khử

(b) Hg+ S$\rightarrow$  HgS;

→Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống - 2 nên S là chất oxi hoá

 (c)H2 +S  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ H2S;     

→ Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống - 2 nên S là chất oxi hoá     

(d)S+ 3F2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ SF6.

→Số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +6 nên S là chất khử

Bài tập 15.16. Đáp án: C

Bài tập 15.17. Đáp án: D

→ Số oxi hóa của Cl tăng từ 0 lên +1 (trong NaClO) và giảm từ 0 xuống -1 (trong NaCl) nên Cl vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. 

Bài tập 15.18. Đáp án: C

Chỉ có phản ứng b có kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử.

Bài tập 15.19. a)

 

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron

 

Xác định được hệ số của CH4 và CO2 đều là 1 hệ số của Olà 2 sau đó cân bằng nguyên tố H tìm được hệ số của H2O là 2

CH4 + 2O2  $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ CO2 + 2H2O.

Bài tập 15.20. 

a) 

 b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron

 

Xác định được hệ số của NaCl và NaOH đều là 2 hệ số của Cl2 và H2 là 1 sau đó cân bằng nguyên tố H tìm được hệ số của H2O là 2

2NaCl + 2H2O $\overset{đpdd có mnx}{\rightarrow}$ 2NaOH + Cl2 + H2.

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com