Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước..........

Câu hỏi 3: Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

Câu trả lời:

− “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo:

+ Ở phần 1, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “bình Ngô”.

+ Ở phần 2, tư tưởng nhân nghĩa là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn| Lấy chí nhân để thay cường bạo, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu roi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở“lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo được nối kết theo quan hệ nhân quả.

Xem thêm các môn học

Soạn SBT văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net