Bài tập 6.1. Đáp án: B
Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử gồm:
Số electron lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại – phi kim.
Bài tập 6.2. Đáp án: B
Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là ns2.
Bài tập 6.3. Đáp án: D
Bài tập 6.4. Đáp án: C
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
Y thuộc nhóm IA nên Y đứng đầu chu kì.
⇒ Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.
Bài tập 6.5. Đáp án: B
Bài tập 6.6. Đáp án: C
Phát biểu A: Nguyên tử có Z = 11 và Z = 19 thuộc cùng nhóm A (số hiệu nguyên tử chênh nhau 8 nguyên tử).
⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần
⇒Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19.
⇒ Phát biểu A đúng.
Phát biểu B. Nguyên tử có Z = 12 và Z = 4 thuộc cùng nhóm A (số hiệu nguyên tử chênh nhau 8 nguyên tử). ⇒ Nguyên tử Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 4. (*)
Nguyên tử có Z = 4 và Z = 10 thuộc cùng một chu kì ⇒ Nguyên tử có Z = 4 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10. (**)
Từ (*) và (**) ⇒ Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10.
⇒ Phát biểu B đúng.
Phát biểu C. Nguyên tử có Z = 11 và Z = 13 thuộc cùng một chu kì ⇒ Bán kính nguyên tử giảm dần
⇒Nguyên tử có Z = 11 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 13.
⇒ Phát biểu C sai ⇒ Chọn C
Phát biểu D. Các nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì nên có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì. ⇒ Phát biểu D đúng.
Bài tập 6.7. Đáp án: A
Li (Z = 3), Na (Z = 11), K (Z = 19), Cs ( Z = 55) cùng thuộc nhóm IA
Do trong một nhóm A bán kính nguyên tử kim loại tăng dần
⇒ Bán kính Li < Na < K < Cs
Bài tập 6.8. Đáp án: A
- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:
+ Bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần.
+ Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
- Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:
+ Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.
+ Tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.
Phát biểu A. Chu kì 1 có hai nguyên tố là H (Z = 1) và He (Z = 2).
⇒ Bán kính: He (Z = 2) < H (Z = 1)
⇒ Phát biểu A sai.
Phát biểu B. Kim loại đứng đầu nhóm IA là Li (Z = 3)
⇒ Li (Z = 3) là kim loại yếu nhất trong nhóm IA.
⇒ Phát biểu B đúng.
Phát biểu C. Nguyên tố có Z = 9 đứng đầu nhóm VIIA
⇒ Nguyên tố Z = 9 có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn.
⇒ Phát biểu C đúng.
Phát biểu D. Nguyên tố có Z = 7 là phi kim đứng đầu nhóm VA
⇒ Tính phi kim mạnh nhất trong nhóm VA
⇒ Phát biểu D đúng.