A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Hành vi bắt nạt học đường là gì?
A. Dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh.
B. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
C. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình
D. Dùng sức mạnh tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là cách kích thích nhu cầu người mua?
A. Thực hiện tăng mức giá bán để cạnh tranh trên thị trường.
B. Thực hiện chương trình giảm giá sản phẩm.
C. Tập trung vào giá trị mới, đặc biệt của sản phẩm.
D. Thực hiện chương trình quà tặng kèm khi mua sản phẩm.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao mỗi cá nhân học sinh, giáo viên, nhà trường, gia đình và toàn xã hội cần có trách nhiệm ngăn chặn bạo lực học đường?
A. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới văn hóa, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.
B. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới sự uy tín giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.
C. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội
D. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới việc học tập của học sinh nói riêng và sự giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em như thế nào được coi là người tiêu dùng thông thái?
A. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí.
B. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân.
C. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm.
D. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
A.Tổ chức cuộc thi sáng tạo bộ ảnh về chủ đề Trường học thân thiện, học sinh tích cực.
B. Viết báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
C. Tham gia các phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc.
D. Tham gia các hoạt động tham quan, triển lãm do nhà trường tổ chức.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?
A. Gây ra vết thương về thể xác, thương tích, thương tật.
B. Sự sợ hãi, ám ảnh, trở ngại trong cuộc sống.
C. Gây một số biểu hiện liên quan đến bệnh về tâm lí.
D. Gây ra sự phản kháng, nổi loạn trong tính cách của nạn nhân.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu là cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội?
A. Kiên định, khéo léo từ chối khi bạn rủ tham gia vào các hành vi phạm pháp.
B. Chủ động kết bạn với những người không quen biết.
C. Tham gia các nhóm kín theo lời mời, giới thiệu của bạn bè mà không cân nhắc về nội dung.
D. Đưa ra những bình luận theo phong trào đám đông.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách thể hiện ý kiến của bản thân một cách lễ phép?
A. Trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân.
B. Nói rõ ràng, không quá nhanh hay quá chậm.
C. Không nói lớn tiếng.
D. Không hoàn toàn phủ nhận ý kiến của thành viên khác.
Câu 9 (0,5 điểm). Mẹ đi vắng một tuần, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hàng ngày. Em sẽ làm gì để chi tiêu số tiền đó hợp lí?
A. Nhờ người thân có kinh nghiệm trong việc chi tiêu mua hộ đồ dùng.
B. Lên thực đơn, danh sách các đồ cần mua để cân đối chi tiêu.
C. Mua các mặt hàng theo ngày để tính số tiền còn lại cho bữa sau.
D. Thực hiện mua sắm tiết kiệm nhất có thể.
Câu 10 (0,5 điểm). Vai trò của của bản kế hoạch kinh doanh là gì?
A. Giúp cho người kinh doanh năm bắt được cơ hội bán hàng.
B. Cải thiện chi phí khi kinh doanh.
C. Vạch ra rõ các yếu tố cần thiết khi bắt đầu kinh doanh.
D. Thể hiện các bước cần thực hiện khi kinh doanh.
Câu 11 (0,5 điểm). Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội?
A. Làm chủ được cảm xúc, hành động để giải quyết bất hòa.
B. Chủ động kết thúc mối quan hệ khi cần thiết.
C. Cởi mở, giao tiếp với mọi người.
D. Chưa có lập trường và thiếu tự tin.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách cập nhật thông tin ưu đãi cho sản phẩm?
A. Truy cập các cửa hàng trực tuyến để đọc thông tin ưu đãi.
B. Tận dụng ưu đãi của cửa hàng.
C. Xem xét các tờ rơi, quảng cáo của một số nhãn hàng.
D. Xem xét thông tin mua sắm trên một kênh duy nhất.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nhận diện và vận dụng kĩ năng từ chối đồng thời thể hiện việc xây dựng tình bạn trong các trường hợp sau:
- Tình huống 1: Lan và Hoa là bạn thân của nhau, cả hai được cô xếp ngồi cạnh nhau trong lớp. Trong giờ kiểm tra, Lan chưa học bài nên muốn nhờ Hoa giúp.
- Tình huống 2: Quỳnh là học sinh giỏi nhưng nhút nhát, dụt dè nên. Các bạn trong lớp thường rủ Thu cũng là bạn thân của Quỳnh nhắc đến khuyết điểm này của bạn để bàn luận và đùa giỡn.
- Tình huống 3: Tuấn rủ Ngọc tham gia một chương trình âm nhạc vào cuối tuần cùng mình. Nhưng Ngọc lại có hẹn cùng với một người bạn khác tham gia sinh hoạt câu lạc bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu biểu hiện của các cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân theo bảng sau:
Cách thể hiện | Biểu hiện qua hành vi và lời nói |
Thử đặt mình vào vị trí của người thân |
|
Chăm chú lắng nghe |
|
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 2)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | A | A | D | D |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
A | A | B | C | D | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm | ||||||
Câu 1 (3,0 điểm) | Nhận diện và xử lí tình huống để giữ gìn và xây dựng tình bạn và vận dụng kĩ năng từ chối: - Tính huống 1: + Nhận diện tình huống cần từ chối bằng lời chối khéo léo. + Hoa có thể nói với bạn rằng mình không thể giúp Lan được vì nếu cô biết cả hai sẽ bị phạt và bài kiểm tra sẽ bị điểm kém. + Và nếu làm như thế là không công bằng với các bạn trong lớp khác. + Hoa khuyên Lan cố gắng hoàn thiện bài và ôn tập để lần kiểm tra sau có thể làm bài tốt hơn. - Tình huống 2: + Thu cần nhận diện tình huống từ chối bằng một lời từ chối trực tiếp. + Em có thể nói rõ với các bạn rằng hành động trêu đùa đó là không tốt. + Tuy chỉ là trêu ghẹo nhưng sẽ làm bạn Quỳnh cảm thấy bị bắt nạt, tổn thương về tinh thần. + Em có thể bảo các bạn không nên làm như vậy và nên hòa đồng, giúp đỡ nếu như là bạn bè của nhau. - Tình huống 3: + Ngọc cần nhận diện tình huống từ chối bằng lời từ chối đàm phán. + Ngọc có thể nói với Tuấn rằng mình có việc bận nên không thể tham gia cùng Tuấn được. + Ngọc có thể hứa với bạn khi có cơ hội sẽ tham gia cùng với bạn. |
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
| ||||||
Câu 2 (1,0 điểm) | - Nêu biểu hiện của các cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân theo bảng sau
|
0,5 điểm
0,5 điểm |
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 2)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 3: Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ | 2 |
| 3 |
| 1 |
|
| 1 | 6 | 1 | 6,0 |
Chủ đề 4: Kinh doanh và tiết kiệm | 2 |
| 3 |
| 1 | 1 |
|
| 6 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 |
| 6 |
| 2 | 1 |
| 1 | 12 | 2 | 14 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 2)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa của hành vi bắt nạt học đường. - Nhận biết được cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội. | 2 |
| C1, C7 |
|
Thông hiểu | - Nêu được ý không phải là việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. - Nêu được ý không phải là hậu quả của bạo lực học đường. - Nêu được nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội. | 3 |
| C5, C6, C11 |
| |
Vận dụng | Nhận định được lí do mỗi cá nhân học sinh, giáo viên, nhà trường, gia đình và toàn xã hội cần có trách nhiệm ngăn chặn bạo lực học đường. | 1 |
| C3 |
| |
Vận dụng cao | - Nhận diện và vận dụng kĩ năng từ chối đồng thời thể hiện việc xây dựng tình bạn trong các trường hợp. |
| 1 |
| C1 (TL) | |
Kinh doanh và tiết kiệm | Nhận biết | - Xác định được người tiêu dùng thông thái. - Nêu được vai trò của của bản kế hoạch kinh doanh. | 2 |
| C4, C10 |
|
Thông hiểu | - Xác định được ý không phải là cách kích thích nhu cầu người mua. - Xác định được ý không phải là cách thể hiện ý kiến của bản thân một cách lễ phép. - Nhận định được ý không phải là cách cập nhật thông tin ưu đãi cho sản phẩm. | 3 |
| C2, C8, C12 |
| |
Vận dụng | - Nhận biết được cách tiết kiệm chi tiêu gia đình. - Nêu biểu hiện của các cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân. | 1 | 1 | C9 | C2 (TL) | |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|