Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của phố cổ Hội An.

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Vị trí địa lí

Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của phố cổ Hội An.

2. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An

 

Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả những nét độc đáo trong kiến trúc của Nhà cổ Phùng Hưng.

Hội quán Phúc Kiến

Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả kiến trúc của Hội quán Phúc Kiến.

Chùa Cầu

Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:

Mô tả nét kiến trúc độc đáo của Chùa Cầu.

Kể lại truyền thuyết về Chùa Cầu.

3. Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, em hãy đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An.

Câu trả lời:

1. Vị trí địa lí

Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn phố cổ nằm ở phường Minh An, bên bờ sông Hoài - một nhánh của sông Thu Bồn.

2. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của phố cổ Hội An

Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm. Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương. Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản.

Hội quán Phúc Kiến

Ban đầu, Hội quán là một ngôi chùa nhỏ của người Việt. Về sau, cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến (Trung Quốc) đã tu bổ, tôn tạo, đổi tên thành Hội quán Phúc Kiến để thờ thần, các vị tiền bối và là nơi hội họp của những người cùng quê. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống. Đây là hội quán lớn nhất Hội An với kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.

Chùa Cầu

Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. 

  • Truyền thuyết về Chùa Cầu

Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt. Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.

(Theo Trần Văn An, Đôi điều về truyền thuyết “Trấn Cù dậy” ở Hội An, Bản tin Bảo tồn Di sản, Số 03 (15)– 2011, tr.31 – 34)

3. Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An

Để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An, cần thực hiện một số biện pháp sau: trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc bảo đảm nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ, tránh làm biến dạng di tích; xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ; xây dựng hệ thống xử lí rác hiện đại, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân, khách du lịch; tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An,...

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ 3. VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com