Câu 1.
Tên công trình | Nét độc đáo về kiến trúc | Biện pháp bảo tồn, phát huy |
Chùa Cầu | Dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái. | - Có ý thức bảo vệ các công trình trong khu phố cổ; - Tiến hành trùng tu các công trình đã xuống cấp trong khu phố cổ; - Tích cực tuyên truyền, quảng báo vẻ đẹp của phố cổ Hội An. |
Hội quán Phúc Kiến | Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống. | |
Nhà cổ Phùng Hưng | có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ. |
Câu 2.
Chùa Cầu mang những giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn với người dân nơi đây. Năm 1990 Chùa Cầu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia và hình ảnh của nó được khắc họa trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. Chính vì vậy mà khi nhắc đến phố cổ Hội An người t nhớ ngay đến Chùa Cầu.