Đọc trước văn bản Vịnh khoa thi Hương, tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Trần Tế Xương và bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

CHUẨN BỊ

Yêu cầu:

- Đọc trước văn bản Vịnh khoa thi Hương, tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Trần Tế Xương và bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

- Vịnh khoa thi Hương là bài thơ viết bằng chữ Nôm, được Trần Tế Xương sáng tác trong thời gian ông tham dự kì thi Hương tại trường thi Hà – Nam. Vợ chồng viên toàn quyền Đông Dương Pôn Du-me (Paul Doumer) và vợ chồng viên công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng (Le Normand) có tới dự lễ xướng danh (ngày 27-12-1897).

Câu trả lời:

- Tác giả:

  • Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương. Quê ông ở làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm). Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.
  • Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX. 

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net