Trả lời:
a.
- Em: không phải là hình ảnh một người cụ thể mà là tất cả những giá trị của Hà Nội,
- Ta: là chủ thể trữ tình xuất hiện với đại từ nhân xưng, “ta” ở đây cũng có thể được hiểu là tất cả những ai yêu Hà Nội.
- Trong thơ ca, “em” vốn dĩ là từ thường được dùng xưng hô trong mối quan hệ của tình yêu đôi lứa; vậy nên cách tác giả sử dụng từ “em” trong văn bản này cho thấy trong cảm nhận của nhà thơ, Hà Nội tựa như người tình, người bạn tri kỉ. Đó là thứ tình cảm yêu thương đầy da diết, lưu luyến, ..
b. Năm đoạn thơ trong văn bản trên nếu khong đánh số từ số 1 đến 5 thì người đọc vẫn có thể nhận ra ranh giới của chúng vì mỗi đoạn thơ đều có cùng một kiểu mở đầu là dòng thơ “Em ơi! Hà Nội – Phố!” và điện ngữ “Ta còn em …”. Mỗi một đoạn thơ mở ra một hình ảnh khác nhau về Hà Nội.
c. Hình ảnh Hà Nội hiện lên qua cảm nhận của nhà thơ thật bình yên, lãng mạn, đầy thân thuộc, gắn bó và cũng có cả hoài niệm, tiếc nuối, xót xa, …
d. Hình ảnh xưa là hình ảnh Hà Nội của ngàn năm văn hiến, của cảnh vật thiên nhiên, của phố cổ thanh bình, ví dụ:
Ta còn em mùi hoàng lan.
Ta còn em mùi hoa sữa.
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?
Cọt kẹt bước chân quen.
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ.
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ
[…]
Ta còn em rì rào cơn mưa trong chùm lá
Những hạt nhỏ đọng trên mái tóc ai
Vòm trên cao chuông hồi đổ xuống
Nhà thờ Cửa Bắc,
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga...
Hình ảnh nay là hình ảnh Hà Nội đau thương, mất mát, đôi lứa chia xa trong chiến tranh, ví dụ:
Khuôn mặt ai
Dừng trong khung cửa...
Những phong thư bỏ quên trong hộc tủ
Không tên người,
Không tên phố.
Người gửi không tên.
[…]
Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
[…]
Ta còn em dàn thiên lý chết khô!
[…]
Cô gái nhẹ buông rèm cửa,
Chàng mũ lệch diễu qua
Lời tỏ tình hôm qua dang dở
…
Sự sắp xếp đan xen giữa hình ảnh Hà Nội xưa và nay đem đến cho người đọc cảm nhận về sự tiếc nuối, nhớ thương da diết những gì đã mất nhưng đồng thời thể hiện niềm tin, sự khẳng định những nét đẹp, giá trị làm nên linh hồn của Hà Nội thì mãi bất tử trong lòng những ai yêu Hà Nội. Chút biến động của Hà Nội nay (thời điểm năm 1972) là do thời cuộc (chiến tranh) nên chắc hẳn sẽ không thể làm mất đi những gì đã thuộc về Hà Nội.
đ. Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do, dòng dài, dòng ngắn, cách ngắt nhịp rất phong phú, linh hoạt; sử dụng chủ yếu hai loại vần thông và vần cách. Nhận xét: góp phần thể hiện giọng điệu tự sự, tha thiết, trầm lắng → Sự biến hóa linh hoạt vể số dòng, số chữ trong dòng thơ, về vần, nhịp đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm không giới hạn của con người, giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ bởi các quy tắc về hình thức, đề cao yếu tố cảm xúc trong thơ.
e. Cảm hứng chủ đạo: văn bản thể hiện niềm nhớ thương da diết cảnh vật, con người, linh hồn Hà Nội; đồng thời khẳng định mãi mãi khắc ghi trong tâm hồn những hình ảnh Hà Nội trước và trong chiến tranh, làm cho Hà Nội trở nên trường tồn trong lịch sử và trong tâm hồn (như điệp khúc bất tận của tâm hồn: “Ta còn em…”).
- Nhận xét: cảm hứng đẹp, buồn.
f. Giai điệu bài hát có tính tự sự, trầm lắng, da diết, giúp người nghe cảm nhận một Hà Nội mơ màng, mong manh, yên bình, xưa cổ; thể hiện rõ niềm thương nhớ khôn nguôi, khao khát tìm kiếm lại những gì thân thương nhất thuộc về Hà Nội, …
g. Từ những hình ảnh của Hà Nội được gợi lên trong đoạn thơ, hiểu thêm về Hà Nội với những giá trị lãng mạn, bình yên, thân thuộc, gần gũi, đầy dấu ấn thời gian và kí ức; về cảnh vật, con người và đất nước Việt Nam với những điều tưởng chừng như bé nhỏ, thân quen nhưng cũng đầy mới mẻ, thiêng liêng mỗi khi nghĩ về.
→ Những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước ấy làm nên một phần tâm hồn ta, là tất cả những gì thân thương, yêu mến nâng đỡ tâm hồn ta mỗi khi tìm về, …